- 15%
  • Vượt qua những ranh giới của văn chương: Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành

Vượt qua những ranh giới của văn chương: Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
84,150 ₫
Số lượng
 
1
 
ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN20K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN15K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN10K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
CK 20/11

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Vượt qua những ranh giới của văn chương: Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành

Tác giả: Khoa Văn Học- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQG TP HCM

Kích thước: 16x24 cm

Số trang: 218

Loại bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2019

Chi tiết sản phẩm

Vượt qua những ranh giới của văn chương: Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành

Trích dẫn nhập NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH NHƯ MỘT XU HƯỚNG CỦA VĂN HỌC SO SÁNH HIỆN ĐẠI - Trần Thị Phương Phương

Với mong muốn mở rộng phạm vi quan tâm, hội nhập với bối cảnh nghiên cứu trên thế giới đầu thế kỷ XXI, công trình về văn học so sánh của tập thể các nhà nghiên cứu Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sau cuốn thứ nhất với nhan đề Những cuộc hội ngộ văn chương thế giới - Văn học so sánh: nghiên cứu và dịch thuật tập trung vào các vấn đề lý thuyết và thực hành nghiên cứu nội văn học, được tiếp nối với cuốn thứ hai, tức cuốn sách này Vượt qua những ranh giới của văn chương – Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành.

Các bài viết trong sách cũng đã phần nào chạm tới những vấn đề tiêu biểu nhất mà các nhà văn học so sánh nói riêng, cũng như những người chú ý đến khoa học nhân văn hiện đại quan tâm. Đó là những nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là những nghệ thuật sử dụng ngôn từ, thông qua khảo sát những vấn đề lý thuyết kịch có từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, quá trình tiếp biến, cải biên từ các tác phẩm văn học đến những sân khấu truyền thống như hát bội của Việt Nam, khon của Thái Lan, hay việc chuyển thể văn học thành các tác phẩm văn học thời hiện đại. Đó cũng là những hướng tiếp cận nhân học văn học đối với hành động học trong lý thuyết tiếp nhận văn học của của Wolfgang Iser, nhân học văn hóa đối với một số hiện tượng văn học nữ. Những hiện tượng văn hóa đại chúng, dù có từ thời cổ  xưa như trò Bói bài Tarot hay chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ này như mạng xã hội nhưng đều tác động không nhỏ đến đời sống cá nhân và xã hội, đã được các tác giả của sách quan tâm khảo sát. Vai trò của báo chí, của chữ viết ở đầu thế kỷ XXI như toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, nữ quyền, sinh thái đều được soi chiếu trong tương quan với văn học.

Trích VĂN HỌC VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI TOÀN CẦU HÓA - Huỳnh Như Phương

Trong thế giới đang biến đổi với không ít hiểm họa đó, văn học có thể làm gì để bảo vệ dân tộc, bảo vệ con người và bảo vệ chính mình? Văn học chủ lưu của dân tộc cần thu hút phù sa và dưỡng khí từ đất trời của Tổ quốc. Tuy rất kính trọng nhà văn hóa Phạm Quỳnh, và cũng như mọi người Việt Nam, rất yêu tiếng Việt và Truyện Kiều, nhưng từ lâu tôi không tin rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn; có gì mà lo, có gì mà sợ…”. Không, sự còn mất của đất nước không phải chỉ liên quan đến địa hạt ngôn ngữ hay văn học, dù đây là những giá trị vô cùng quan trọng; mà còn là, và chủ yếu là, ở cương vực, lãnh thổ, ở chủ quyền dân tộc, những nền tảng hiện thực cho văn hóa phát triển. Nói “mất văn hóa mới là mất tất cả” có thể gieo rắc ảo tưởng rằng mất chủ quyền, mất lãnh thổ chưa phải là điều đáng sợ. Văn hóa suy đồi chắc chắn sẽ làm suy nhược tinh thần dân tộc, làm rã rời sức mạnh bảo vệ đất nước. Nhưng chủ quyền dân tộc, cương vực, lãnh thổ của Tổ quốc là giá trị vĩnh cửu, là thực thể bất khả nhượng; trong khi văn hóa thì vận động và biến đổi.

Ngày trước ông bà chúng ta đã từng lo âu, thậm chí hoảng hốt trước làn sóng hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Người thiếu nữ trong thơ Nguyễn Bính chỉ mới ra tỉnh có một ngày, mang về một chút đổi thay, đã khiến người trai làng khổ tâm, hờn dỗi. Ngày nay bao nhiêu người con gái bỏ làng đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… và mang về những đứa con hai dòng máu trước con mắt ngỡ ngàng của các chàng trai hàng ngày vùi đầu trên chiếu nhậu. Họ đã “mất bao nhiêu người tình” trong cuộc “toàn cầu hóa” dị thường này.

Tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình Việt Nam không chỉ xuất hiện trên bề mặt như thế mà thôi. Trong âm thầm, một bộ phận tuổi trẻ đang bứt ra khỏi sợi dây liên kết về tinh thần và nới dần khoảng cách với các thế hệ trước không phải chỉ vì họ đi xa tìm kế mưu sinh, mà vì họ có blog, có facebook để kết nối với một thế giới khác do những quy luật giá trị khác điều chỉnh. Toàn cầu hóa đang biến không ít người trẻ trở thành những “người xa lạ”, theo nghĩa hoàn toàn trung tính - nghĩa là chưa định giá là tích cực hay tiêu cực, ngay trên quê hương mình. Không phải quá lời, khi có người nói một cách hình ảnh rằng toàn cầu hóa đang đi vào phòng riêng của từng gia đình.

Như người ta thường nói, khi tham gia một cuộc chơi lớn, hoặc ta phải chấp nhận luật chơi của nó, hoặc ta áp đặt luật chơi của ta. Với lực và thế của nước ta, khả năng thứ hai chỉ là chuyện viển vông. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta chấp nhận vô điều kiện luật chơi của người khác. Bởi văn học mãi mãi vẫn là tiếng nói phản ứng của lương tri trước mọi lạm dụng và cưỡng ép. José Saramago, nhà văn Bồ Đào Nha được giải thưởng Nobel năm 1998, là người phản đối, đôi khi hơi cực đoan, những định chế của toàn cầu hóa gò ép nhân loại vào những khuôn khổ. Điều thú vị là chính nhờ toàn cầu hóa, trong đó giải Nobel cũng là một định chế, mà tác phẩm của ông, “mới gọi được cánh cửa trái tim của những người cùng thời” như ông từng ao ước.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng