-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
What’S My Tween Thinking? Tâm Lý Học Trẻ Em Thực Hành Cho Cha Mẹ Hiện Đại Có Con Tuổi Từ 8 Đến 12
Tác giả: Tanith Carey, Angharad Drukin
Dịch giả: Quế Chi
Nxb: Công Thương
Kích thước: 19,5 x 23,3 cm
Số trang: 2024
Loại bìa:
Năm xuất bản: 2024
Cuốn sách nằm trong bộ ba sách tâm lý học ứng dụng dành cho cha mẹ do DK phát hành và Thái Hà Books nắm bản quyền tiếng Việt. Đây là một tài liệu tham khảo chi tiết và rõ ràng cho những bậc cha mẹ đang có con trong độ tuổi từ 8 đến 12. Với minh họa màu và cách trình bày khoa học, bạn đọc sẽ thấy thật dễ để nắm bắt những điều mình cần. Sau mỗi cuốn sách là bảng tra cứu, tiện lợi cho cha mẹ khi muốn tìm hiểu về một vấn đề gắn với tình huống cụ thể của con mình.
Không còn là thiếu nhi; cũng chưa trở thành thiếu niên – trẻ tuổi tween đang trong giai đoạn phát triển then chốt. Những năm tiếp theo, con sẽ gặp nhiều thách thức, từ chuyện bạn bè nghỉ chơi đến nhiều chuyện buồn vui thất thường khác. Những chuyện đó xảy ra trước khi nhận thức của con đủ trưởng thành để hiểu được chúng.
Đối với chúng ta, tuổi tween bắt đầu khi ta phát hiện ra sở thích của mình, có được tình bạn đích thực đầu tiên và lần đầu mơ hồ về những tiềm năng của mình trước khi cuộc sống trở nên phức tạp hơn một chút ở tuổi dậy thì. Và nếu may mắn, chúng ta được cha mẹ thỏa mãn những nhu cầu của mình khi hình thành nhân cách đầu tiên ở giai đoạn tinh khôi này. Chúng ta cảm thấy an toàn, thấy mình quan trọng, gắn bó, gần gũi với gia đình, được gia đình yêu thương, được học hỏi, trưởng thành và được đưa ra quyết định của riêng mình.
Dù cha mẹ rất muốn làm những gì tốt nhất cho chúng ta, nhưng người tính không bằng trời tính. Cha mẹ có thể cũng đang phải vật lộn với những nhu cầu mà ông bà bạn không đáp ứng. Họ có thể đang phải đánh vật với nghèo đói, ly hôn, cái chết, nghiện ngập, những lời đe dọa hay những vấn đề về sức khỏe tinh thần. Và nếu không cẩn thận, có lẽ chúng ta cũng sẽ truyền lại cho con mình chính hoàn cảnh rập khuôn này.
Biết rõ tuổi tween của mình thiếu gì, chúng ta sẽ cố bù đắp cho con điều đó, thậm chí đôi khi có hơi quá mức. Mặt khác, có khi chúng ta giận dữ vô cớ vì con cái chúng ta làm điều gì đó mà ta đã từng xấu hổ khi còn bé. Chúng ta không biết chính xác tại sao, chỉ biết rằng nó khơi dậy cảm giác khó chịu mà ta chỉ muốn chôn sâu tận đáy lòng.
Muốn thay đổi quỹ đạo đó, chúng ta phải ra sức tận tâm, nhưng với cuốn sách này, chúng tôi hy vọng bạn có thể hiện diện trong khoảnh khắc hiện tại để nuôi dạy đứa trẻ là con mình chứ không phải đứa trẻ mình từng là trước đây.
Khi con bước sang tuổi tween, không chỉ mình con đang thay đổi và lớn lên mỗi ngày, mà cả chính cha mẹ cũng thế. Cha mẹ phải không ngừng điều chỉnh bản thân để đáp ứng những nhu cầu thay đổi của con cái. Tuổi tween là cơ sở quan trọng cho những năm tuổi teen sau này, bởi thế, hãy làm đúng ngay từ đầu để hành trình bước vào tuổi trưởng thành của con trở nên dễ dàng hơn.
Khi trẻ tuổi tween phát triển cảm giác về bản thân và thử sống tự lập, các con có thể trở nên dứt khoát hơn, hành động theo kiểu bạn chưa từng thấy bao giờ và con nghĩ về bạn theo một lối rất khác. Điều này dễ khiến bạn nghi ngờ kỹ năng và lòng tự tin của mình trong việc nuôi dạy con cái, làm sứt mẻ cảm giác của bạn về tình yêu mà con dành cho mình. Đây là một phần rất bình thường trong hành trình nuôi dạy con của bạn. Hy vọng cuốn sách này, dựa trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng tâm lý học cập nhật, sẽ trao cho bạn những công cụ hữu ích để vượt qua giai đoạn nuôi dạy con vui vẻ và thú vị sắp tới.
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
“CẨM NANG SINH TỒN” CHO CHA MẸ – GIAO TIẾP VỚI CON
Con bạn không còn là cái máy nói như xưa nữa. Giờ con đã bắt đầu suy nghĩ phức tạp hơn, bắt đầu nhận ra con có thể giữ lại nhiều suy nghĩ cho riêng mình.
Vị chủ tịch não bộ của con – vỏ não trước trán – cũng đang giúp con quyết định nói ra điều gì và ngấm ngầm giữ lại điều gì, bởi thế, con thường có vẻ bí mật. Tuy nhiên, duy trì giao tiếp chính là điều tối quan trọng để duy trì mối liên hệ thân thiết với con. Thời gian bạn dành để trò chuyện và luôn sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của con về cuộc sống sẽ đem lại lợi ích gấp nhiều lần hơn trong nhiều năm tới.
THỰC HÀNH HIỆU QUẢ -8 nguyên tắc chính
1.Thời điểm là tất cả
Hãy để ý những dấu hiệu cho thấy con muốn nói chuyện – con lượn lờ, quẩn quanh, nhắc đến vấn đề và nhờ bạn tìm kiếm thứ gì đó lúc đi ngủ. Hãy xem đây là dấu hiệu con muốn chuyện trò.
2.Xây dựng vốn từ cảm xúc
Nếu con đang loay hoay thể hiện cảm xúc của mình, hãy giúp con tóm tắt lại điều con vừa nói với bạn để thể hiện bạn đang lắng nghe. Biết gọi tên cảm xúc, con sẽ kiểm soát chúng tốt hơn.
3.Dùng nhật ký hai chiều
Để nhật ký hai chiều bên giường con, để con tự đặt câu hỏi và viết về cảm xúc của mình, rồi bạn có thể viết câu trả lời và những thông điệp yêu thương tới con. Điều này thực sự có ích cho giao tiếp. Nếu con không thích viết, hãy gợi ý con vẽ ra cảm xúc của mình.
4.Để con xả cảm xúc
Cả ngày con đã phải kiềm chế hành vi, nên có thể khi về nhà, con hơi bực dọc, phàn nàn. Đây là cách con xử lý cảm xúc của mình và tiếp bước. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi con: “Con cần giúp gì hay con chỉ muốn trút giận thôi?”
5.Tránh đưa ra giải pháp tạm thời
Khi con tâm sự về một vấn đề nào đó, lẽ tự nhiên là bạn muốn xử lý ngay. Đưa ra giải pháp nhanh chóng tức thì sẽ khiến con cảm thấy nỗi lo của mình thật tầm thường, mình không được lắng nghe những khúc mắc trong lòng và chỉ muốn lơ đi vấn đề của con mà thôi. Hãy dành chút thời gian hiện diện và vỗ về, rồi đồng hành giải quyết vấn đề cùng con.
6.Dành thời gian riêng bên con
Thường xuyên dành thời gian thư thả bên con, cùng làm những việc con thích. Chặn lại bất cứ lời chỉ trích hay phán xét nào, thật tâm vui mừng khi ở bên con. Việc tạo ra “tài khoản cảm xúc” này sẽ cho trẻ thấy bạn thích con người mà trẻ đang trở thành và rồi lần sau, bạn sẽ chuyện trò với trẻ dễ dàng hơn.
7.Hỏi về bạn bè của con
Trẻ tiết lộ nhiều suy nghĩ và cảm xúc của mình hơn khi kể về hành động và lời nói của bạn bè. Thử đi đường vòng, như xem phim cùng con hoặc nói về những sự kiện vừa xảy ra để giúp con bày tỏ nhiều hơn về cảm nhận của mình đối với cuộc sống.
8.Trân trọng cảm xúc của con
Dù việc lắng nghe cảm xúc của con khiến bạn không thoải mái, nhưng hãy cố hiểu cho con. Điều này giúp con lắng nghe, tin tưởng và quản lý cảm xúc. Thường chỉ cần bạn thừa nhận cảm xúc ấy thôi là đủ. Điều bạn không nói mới khiến bạn trở thành một bức màn hướng âm tốt nhất giúp con cảm thấy an toàn và được lắng nghe.
Nhận xét đánh giá