-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Biếm Họa Trên Báo Chí Sài Gòn Trước 1975
Tác giả: Phạm Công Luận
Nhà xuất bản: Thế Giới
Kích thước: 25 x 37 cm
Số trang: 216
Loại bìa: Bìa mềm, minh họa ảnh màu đẹp
Năm xuất bản: 2024
BIẾM HỌA TRÊN BÁO CHÍ SÀI GÒN TRƯỚC 1975
Tác giả: Phạm Công Luận
Ở miền Nam Việt Nam, tuy đã có sự xuất hiện tranh biếm họa báo chí Việt từ giữa thập niên 1920, nhưng thời kỳ phát triển nhất của biếm họa chỉ bắt đầu từ khoảng đầu thập niên 1960 kéo dài cho đến 1975. Ở thời kỳ này, các họa sĩ vẽ tranh vui và biếm họa cho báo chí đã say sưa vẽ dưới ánh đèn điện vàng, trong tiếng đại bác dội về từ ngoại thành, nhiều lần phải cắn bút, trăn trở tìm ý tứ để mỗi ngày trình làng những bức tranh bút sắt trên các nhật báo. Họ chia sẻ nỗi lo lắng cùng người dân khi nghe tin tăng thuế, khi kinh tế đi xuống, chính sách thắt lưng buộc bụng... Họ vui cùng mọi người khi Tết đến, xuân về. Họ cười cợt với những thói hư tật xấu và cũng giúp mọi người nhận ra chân giá trị cuộc sống, chỉ ra những ai đang muốn tàn phá nó và những gì mọi người cần phải thay đổi trong căn tính để sống đàng hoàng hơn, thân ái và đồng cảm với nhau hơn.
[…]
Đọc những trang viết trong Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975, càng thấy kính phục tài năng, nghị lực cùng nhiệt tâm với nghề của các họa sĩ trong hành trình dấn thân vạch trần hiện thực xã hội bằng ngôn ngữ biếm. Họ chẳng những giỏi diễn đạt khúc chiết ý tưởng bằng hình tượng sinh động, lại còn phản ứng rất nhanh nhạy với những vấn đề thời sự trong thời gian gấp rút cho kịp số báo in mà vẫn đảm bảo người xem có thể hiểu được tầng nghĩa ẩn sau lớp hình họa. Đó là giai đoạn xã hội miền Nam trong hoàn cảnh chiến tranh liên miên cùng tình hình chính trị phức tạp đã tác động gần như mọi mặt đời sống xã hội, bày biện ra những hoàn cảnh trước nay chưa từng có. Tranh biếm họa thời ấy có thể là tự trào cá nhân, giễu nhại thói hư tật xấu người đời hay châm biếm chính sách và chính khách. Lắm phen người cầm cọ phải đánh cược sự tự do cá nhân để bộc lộ quan điểm qua một bức tranh biếm, và tờ báo cũng phải đánh cược cả vận mạng để phát hành.
Càng thêm ngưỡng mộ nhà báo Phạm Công Luận, trong điều kiện tra cứu không dễ dàng khi nguồn tư liệu báo chí Sài Gòn trước 1975 hiếm hoi và tản mát, nhưng anh vẫn nỗ lực tìm tòi, góp nhặt để cuối cùng cho ra được một công trình biên khảo lớp lang và đầy đặn như vậy. Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975 xứng đáng là cuốn sách dành cho những độc giả quan tâm đến đời sống văn hóa xã hội của đô thị miền Nam xưa, không chỉ riêng giới cầm cọ.
Nhận xét đánh giá