-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Combo sách của LM. Joseph Tân Nguyễn
ĐẠO ĐỨC HỌC TỔNG QUÁT
THÔNG DIỄN HỌC
TƯƠNG QUAN THẦN HỌC
TRIẾT HỌC THIÊN NHIÊN
ĐẠO ĐỨC HỌC: LUẬT TỰ NHIÊN VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
TÔN GIÁO - LA BÀN THIÊNG LIÊNG CHO CON NGƯỜI
Tác giả: Joseph Tân Nguyễn, OFM
Kích thước: 14.5x20.5 cm
Tổng số trang: 1,392
Loại bìa: Bìa mềm
COMBO 6 CUỐN SÁCH CỦA LM. JOSEPH TÂN NGUYỄN, OFM
📗 ĐẠO ĐỨC HỌC TỔNG QUÁT
Nội dung cuốn sách này gồm hai phần. Phần đấu bốn chương, giới thiệu triết học đạo đức một cách hệ thống, sơ lược qua phạm vi, lý luận, lịch sử và nền tảng của tri thức đạo đức. Các chủ đề liên quan như tương đối/ tuyệt đối, chủ quan/ khách quan, tự do/ tất định, tiến hóa và niềm tin tôn giáo sẽ được bàn đến. Phần thứ hai bắt đầu từ chương V, khai triển áp dụng năm học thuyết đạo đức thông dụng hiện nay; vị kỷ, vị lợi, luật tự nhiên, bổn phận, nhân đức. Theo kinh nghiệm của tôi, sinh viên thường gặp khóa khăn về cách biên phân các giá trị hay quy tắc luân lts được giả định bởi một mềnh đề phán đoán. Do đó, chương V có thể được thực tập song song với các chương đầu, với mục đích tập cho sinh viên khả năng phân tích một tình huống trước khi bước vào phần hai và học cách dùng các thuyết đạo đức học để phán đoán tình huống đó.
Trích Lời mở
-------
📗 THÔNG DIỄN HỌC
“Hermeneutics" là bộ môn nghiên cứu còn tương đối mới ở Việt Nam. Cách dịch từ này sang tiếng tới tổ Việt vẫn chưa được thống nhất: thông diễn học, thể giải thích học, thích nghĩa học, diễn nghĩa học, V.V... Truyền thống giải thích học bắt nguồn từ triết học Hy Lạp Cổ Đại, đến thời Trung Cổ trở thành phương pháp chú giải Kinh Thánh, và thời Cận Đại mở rộng bao gồm việc phục hồi ý nghĩa tiềm tàng trong văn hóa và lịch sử. Qua ảnh hưởng của triết hiện tượng, giải thích học đặt lại vấn đề hiểu chủ thể lịch sử, và qua triết hiện sinh, giải thích học kết nối vấn đề “hiểu đối tượng” với “hiểu chính mình”. Từ đó, thông diễn học có sứ mệnh song đôi, vừa khai mở và đón nhận chân lý hàm chứa trong truyền thống, vừa có khả năng lột trần các ý thức tha hóa đang tiềm ẩn trong tiến trình thông diễn.
Tiến trình thay đổi trên đây phản ánh qua ba phạm vi của việc tìm hiểu ý nghĩa: “bên trong” bản văn, “phía sau” bản văn và “phía trước” bản văn, và cũng tương ứng với ba hoạt động của thông diễn học trong lịch sử: (1) phương pháp chú giải Kinh Thánh, (2) khoa nghiên cứu cách giải thích văn hóa và lịch sử, (3) nền tảng thông diễn trong các khoa nhân học, thần học, và xã hội học phê phán.
Cuốn sách này mong đáp ứng nhu cầu của những ai muốn có sự hiểu biết tổng quát về môn thông diễn học, đặc biệt là các ứng sinh đang chuẩn bị bước vào con đường mục vụ tương lai như: soạn bài giảng, lắng nghe và hiểu đối tượng được tư vấn, biện phân trong linh hướng và đồng hành, suy tư tin hay sáng tác thần học, v.v. Nói chung, chúng ta Ta cần ý thức các mức độ ý nghĩa được đan quyện với nhau trong “bản văn”, vốn có thể là ngôn ngữ, lời nói, hành vi và những cách thể hiện của con người.
Trích Lời ngỏ
-----
📗 TƯƠNG QUAN THẦN HỌC
Thần học (theo-logos) từ thời Cổ đại đã được hiểu là lời & lý lẽ “của” Thần thánh, nhưng đến thời Trung Cổ thì mang thêm ý nghĩa là lời & lý lẽ “về” Thiên Chúa. Giữa hai ý nghĩa này là những thay đổi trong chuỗi tương tác giữa các yếu tố mà qua lịch sử đã tạo nên nền thần học Kitô giáo. Sở dĩ có sự thay đổi là vì mọi ngôn ngữ về Thiên Chúa đều là sự kết nối giữa hai về: một bên là truyền thống và biểu tượng tôn giáo. Kinh Thánh, mặc khải hay đức tin, và bên kia là tình huống xã hội, kinh nghiệm sống,ngôn ngữ triết học hay lý trí. Ngoài ra, còn có yếu tố thứ ba thiết yếu cho thần học, đó là lý thuyết hậu cảnh hay phương pháp mà thần học gia dùng để kết nối hai vế trên đây. Lý thuyết hậu cảnh có thể là phạm trù tri thức, phương pháp suy tư thần học, hay quan điểm của giáo quyền. Lý thuyết hậu cảnh điều phối sự tương tác giữa hai về ở trên sao phù hợp với nhu cầu và tình huống đức tin hiện tại. Cả ba yếu tố đều hiện diện qua nhiều hình thức khác nhau trong lịch sử. Tuy nhiên yếu tố thứ ba thường chỉ được nhận ra sau khi các giả định trong thần học cũ không còn thích hợp, và được thay thế bằng một lý thuyết hậu cảnh mới.
Nghiên cứu về bản chất tương quan của thần học là việc tìm hiểu các nét đặc thù, phong phú và đa dạng mà ngôn ngữ về Thiên Chúa đã để lại. Chúng ta sẽ quan sát cách cụ thể các biến chuyển trong nhu cầu của đức tin như: biện minh cho sự tồn tại của Giáo hội, hỗ trợ cho các nhu cầu cho đời sống đức tín, minh chứng tính hợp lý của đức tín, khẳng định vị thế khoa học của thần học, củng cố vai trò của thẩm quyền Giáo hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của lý tính, và khai triển ngôn ngữ tôn giáo cho thích ứng với bối cảnh văn hóa. Từ đó chúng ta mới có thể nhận diện các hình thức tương quan đã xuất hiện trong lịch sử suy tư thần học. Chúng ta sẽ thấy, dưới ánh sáng của mặc khải, con người đã dùng mọi loại ký hiệu biểu tượng, phạm trù triết học và ngay cả sự tính lặng để “nói với” và “nói về” Thiên Chúa, thích ứng cho mọi hoàn cảnh và tình huống của đức tin.
Chính vì nỗ lực vừa đáp ứng tính khách quan của một khoa học vừa có liên hệ mật thiết với thân phận mong manh của đức tin cho nên thần học phải luôn tồn tại trong trạng thái tương quan cân bằng với các yếu tố khác. Suốt trong quá trình lịch sử của mình, sự tồn tại của thần học đã phải chịu mang tính mơ hồ bất đắc dĩ này. Suy tử thần học đã được ví như là một con thuyền bồng bềnh giữa biển cả sóng dồn hơn là một chiếc kim tự tháp đặt móng nền kiên cố trong lòng đá sâu. Tuy vậy, qua nhiều thế kỷ biến chuyển, thần học cũng xác định được một số hằng tố làm bản chất đồng nhất, đặc thù và kiên định cho mình. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ta nhận định các hằng tố đó.
Trích Lời ngỏ
-------
📗 TRIẾT HỌC THIÊN NHIÊN
Trong truyền thống học thuật Kitô giáo, môn siêu hình học nghiên cứu ba đối tượng hữu thể: Thiên Chúa (Thần lý học, theodicy), Con Người (Triết nhân học, an thropology) và Vũ Trụ (Vũ trụ luận, cosmology). Hạn từ “cosmos” tiếng Hy-lạp mang ý nghĩa vẻ đẹp, mỹ thuật hay sự trang điểm (gốc của “cosmetic”). Tương tự, từ “universe” là do hai chữ Latin “unum” và “vertere ghép lại, nói về một hệ thống duy nhất. Vũ trụ được hiểu như là một đối tượng khả niệm và có mục đích, qua đó con người có thể nhận ra bản chất của thực tại và thân phận của mình. Các nhà vũ trụ luận Hy-lạp cổ đại đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích về bản chất của vũ trụ mà không nại đến thẩm quyền tôn giáo hay thần thánh. Họ thay thế chuyện thần thoại bằng luận lý biện chứng, dựa trên các quan sát của mình rồi xoáy sâu về căn nguyên của vũ trụ. Như thế, vũ trụ luận đánh dấu sự chuyển hướng đầu tiên trong lịch sử tư duy của con người về thiên nhiên. Vũ trụ luận đưa ra một luận đề khoa học, dùng “logos” thay vì “mythos” để giải thích “arche” của vũ trụ.
Trong suốt thời Cổ Đại và Trung Đại, không có sự phân biệt rõ ràng giữa triết học thiên nhiên và khoa học tự nhiên. Aristotle viết cuốn “Meta-physics” (Siêu hình học) để giải thích các nguyên lý của hữu thể biến dịch vốn là chủ đề của cuốn “Physics” được viết trước đó. Thánh Augustine xem “cosmos” như một hệ thống hay trật tự huy hoàng (slendor ordinis) vốn lỗi cuốn sự đam mê của con người về cái đẹp. Bắt đầu từ thời Phục Hưng và Khai Sáng, đối tượng nghiên cứu của cả hai bộ môn vẫn là thế giới vật chất, nhưng có sự phân biệt về phương pháp nghiên cứu. Khoa học tự nhiên áp dụng phương pháp thực nghiệm, giả định sự tồn tại của vật chất như là hiển nhiên, tìm các quy luật chung để mô tả và tiên đoán sự biến dịch trong thế giới vật chất và nhắm vào các yếu tố lượng tính để giải thích sự thay đổi nơi các hữu thể vật lý. Triết thiên nhiên dùng logic phân tích tiên nghiệm của siêu hình học, truy vấn nguồn gốc, bản chất và cùng đích của hữu thể, khai triển các yếu tính và giới hạn của vũ trụ, và chú tâm đến sự khác biệt phẩm tính giữa các cấp bậc tồn tại.
Cuốn sách này sẽ tìm hiểu thế giới vật lý theo ba phần. Phần A lược qua nền tảng của triết học thiên nhiên như lịch sử suy tư triết học về vũ trụ và khung siêu hình được dùng để xác định bản chất và phạm vi của triết học thiên nhiên. Phần B khảo sát các yếu tính của hữu thể vật lý: tính bất tất & lượng tính, tính biến dịch & không-thời gian tính, và tính khởi nguyên tính cứu cánh. Với các yếu tính này, chúng ta sẽ cố gắng trả lời các vấn nạn: có cần Thiên Chúa để giải thích cho sự tồn tại của thế giới vật chất không? Phần C gồm các bài đọc thêm, nghiên cứu sâu rộng hơn về các chủ đề: tương quan giữa tôn giáo và khoa học, tương quan giữa hữu thần luận và các ngành vũ trụ học vật lý, sinh học tiến hóa, và khoa học tinh thân. Hy vọng giáo trình này sẽ giúp mở rộng các giả định của chúng ta về thế giới vật chất và biến dịch.
Trích Lời mở đầu
---
📗 ĐẠO ĐỨC HỌC: LUẬT TỰ NHIÊN VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Cuộc sống con người là những chuỗi ngày tháng theo đuổi sự thiên hào giữa dòng đời đầy truân chuyên và thử thách hấu mong đạt đến cứu cánh nào đó. Đạo đức học luật tự nhiên khẳng định rằng con người sở hữu một phẩm tính nội tại vốn điều phối cách suy tư và hành vi sao cho phù hợp với cứu cánh của mình. Luật tự nhiên vừa là sự lý giải cho cứu cánh của con người, vừa cung cấp các quy tắc để phán đoán các hành vi nhân linh sao cho phù hợp với cùng đích đó.
[…]
Cuốn sách này sẽ khai triển về các lĩnh vực thực hành của luật tự nhiên qua ba phần. Với sáu chương đầu tiên, chúng ta sẽ sơ lược về sự phát triển của luật tự nhiên từ thời Cổ Đại đến Hiện Đại. Ba chương kế tiếp sẽ bàn về cách áp dụng luật tự nhiên vào các chủ đề mang tính thời sự như vấn đề ngừa thai phá thai, an tử, nghiên cứu tế bào gốc, tự do kinh doanh và công bằng xã hội cùng với các giả định của thuyết tiến hóa và niềm tin vào sự tồn tại của Thiên Chúa. Cuối cùng, phần phụ trương sẽ sơ lược qua bốn học thuyết đạo đức khác như: đạo đức học vị lợi, đạo đức học bổn phận, đạo đức học nhân đức và đạo đức học diễn ngôn.
Độc giả muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về hậu cảnh lý thuyết của luật tự nhiên thì xin xem thêm các tài liệu tham khảo được liệt kê ở cuối sách. Cuốn sách này chỉ tổng hợp các lý luận chính yếu của truyền thống luật tự nhiên có liên hệ đến việc bảo vệ phẩm giá của con người. Phẩm giá con người hiện nay đang bị bào mòn bởi các ảo vọng muốn thay đổi cơ cấu tự nhiên của thân xác con người, tìm cách gia tăng tư lợi mà bất chấp công bằng xã hội, và theo đuổi các cuồng vọng thụ hưởng của văn hóa sự chết. Hy vọng tác phẩm sơ khởi này sẽ góp phần vào hành trình tìm kiếm sự thiện hảo của con người qua lý trí và lương tâm trong cuộc sống xã hội phức tạp và đa dạng ngày nay.
-Trích Lời Ngỏ
---
📗 TÔN GIÁO - LA BÀN THIÊNG LIÊNG CHO CON NGƯỜI
[…]
Cuốn sách này được đúc kết từ kết quả của các nghiên cứu trong khoa xã hội học và tâm lý học về tôn giáo. Nhưng tôn giáo không chỉ là những sự kiện chỉ để quan sát mà còn cho ta một hình thức sống (form of life) nữa. Hai ngành nhân học biểu tượng và hiện tượng luận đã giúp bộc lộ bề dày của biểu tượng tôn giáo và ngôn ngữ con người về trải nghiệm thánh thiêng. Tôn giáo học cho thấy rằng cuối cùng thì chiếc la bàn “tôn giáo" sẽ đưa con người đến sự nhận thức là Đấng Thánh Thiêng đang tỏ hiện trong thế giới của mình.
Hiện nay tại Việt nam đã có nhiều tác phẩm chuyên môn về khoa học tôn giáo. Nhưng cuốn sách này mong đáp ứng nhu cầu của các chủng sinh, nam nữ tu sĩ, giáo sĩ, những người chuẩn bị bước vào con đường mục vụ, hay bất cứ ai đang ưu tư về mối liên kết giữa niềm tin tôn giáo và cách con người giải quyết những vấn đề hiện sinh. Thế giới chúng ta đang muốn thay thế tôn giáo bằng những liệu trình thực chứng xuất phát từ các ý đồ chính trị hay mãi dịch (du lịch tâm linh). Tôn giáo bị mặc lên những hình thức thiếu lành mạnh hay thiếu trung thực, nhưng điều này không ngạc nhiên cho lắm vì chính bản chất của tôn giáo là phức tạp và đa dạng. Điều đáng lưu ý là hình như Đấng Tạo Hóa đã cài “chiếc la bàn tôn giáo" vào trong tâm khảm của con người, làm cho con người luôn thao thức và kiên trì trong nỗ lực vượt qua mọi trở ngại hay ảo giác để theo đuổi hành trình siêu thăng chân chính của mình.
- Trích Lời Mở
Nhận xét đánh giá