-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Combo Sách Nhân Học Văn Hóa Của RUTH BENEDICT
Ruth Fulton Benedict sinh ngày 5 tháng 6 năm 1887 tại New York. Thời trẻ, bà theo đuổi văn chương, sáng tác với bút danh Anne Singeton. R. Benedict đến với nhân loại học khá muộn (năm 1919). R. Benedict đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ nhân loại học “Ý niệm chung về hộ thần ở Bắc Mỹ” (The Concept of the Guardian Spirit in North America) vào năm 1923 và ngay sau đó được mời làm giảng viên chính thức của Đại học Columbia. Bà gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo ở đại học này cho đến cuối đời.
R. Benedict chịu ảnh hưởng sâu sắc thuyết tương đối văn hóa của F. Boas và tinh thần chống chủ nghĩa phát xít, chống thuyết tộc người trung tâm của ông. R. Benedict đặc biệt quan tâm đến công tác điền dã và tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa sáng tạo cá nhân và các mô thức văn hóa. Từ việc nghiên cứu so sánh giữa các tộc người thổ dân miền tây nam và miền đồng bằng Bắc Mỹ, R. Benedict nhận ra mối quan hệ đẳng cấu giữa văn hóa và nhân cách. Bà khẳng định “văn hóa hiển nhiên là nhân cách” (culture is personality writ large) và đây cũng là đóng góp đặc biệt của bà trong nghiên cứu, tiếp cận nhân loại học văn hóa, đặt nền móng cho trường phái “Văn hóa và nhân cách” (Culture – and – personality school) nổi tiếng ở Mỹ từ những năm 1930 thế kỷ XX.
CÁC MÔ THỨC VĂN HÓA (Patterns of Culture) - R. Benedict ra đời 1934. Cuốn sách này đã làm sáng tỏ mối quan hệ tương hỗ giữa một số mặt trong một nền văn hóa như kinh tế, cơ cấu gia đình, quyền uy chính trị, tôn giáo, chiến tranh, thần thoại và văn hóa truyền miệng. Cuốn sách không chỉ đi đầu trong việc nắm bắt mối quan hệ giữa cá nhân và văn hóa mà còn đưa ra phương pháp nghiên cứu mới cho nhân loại học văn hóa, đó là cách tiếp cận văn hóa một cách tổng thể trên tinh thần của thuyết tương đối văn hóa. Trong vòng một phần tư thế kỷ, Cuốn sách được dịch ra 14 thứ tiếng và được xếp vào hàng kinh điển của trường phái Văn hóa và nhân cách mà chính R. Benedict là người đi tiên phong.
Nếu như cuốn "CÁC MÔ THỨC VĂN HÓA (Patterns of Culture, 1934)" được xếp vào hàng kinh điển của trường phái Văn hóa và nhân cách thì đến năm 1946 một tác phẩm khác của R. Benedict ra đời cũng nổi tiếng không kém, đó là "HOA CÚC VÀ GƯƠM: Mô thức văn hóa Nhật Bản (Chrysanthemum and the Sword: Patterns of Japanese Culture, 1946), cuốn sách bán chạy nhất ngay lần xuất bản đầu tiên và đến nay vẫn là tác phẩm không thể thiếu trong những nghiên cứu nhân học văn hóa.
Đây là công trình nghiên cứu về “tính quốc dân” Nhật Bản dưới sự đặt hàng của chính phủ Mỹ nhằm hiểu về đối thủ trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuốn sách cho rằng người Nhật là kẻ thù khó hiểu nhất trong số những kẻ thù mà nước Mỹ phải đương đầu bằng cả tính mạng và tác giả cố gắng tìm cách để hiểu tính cách đầy mâu thuẫn của người Nhật. Đó là sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thẩm mỹ kín đáo, biết kiềm chế, thể hiện trong nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), trong thú chơi hoa cúc và chủ nghĩa cuồng tín của người Nhật. R. Benedict coi đó là nét tiêu biểu cho tính quốc dân của người Nhật. Bà cũng gọi văn hóa Nhật Bản là “văn hóa xấu hổ” (bởi người Nhật hay để ý đến cái nhìn của những người chung quanh) trong so sánh với “văn hóa tội lỗi” của người Tây Âu. Cuốn sách gây nhiều tranh luận, ở cả Nhật và Mỹ, nhưng điều cơ bản là đã gợi nên một hướng nghiên cứu mới: nghiên cứu tính quốc dân – một hướng nghiên cứu không dễ thực hiện nhưng đầy triển vọng trong nghiên cứu văn hóa.
Nhận xét đánh giá