-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Văn Hóa Nguyên Thủy
Tác giả: E.B Taylor
Dịch giả: Huyền Giang
Nxb: Tri Thức
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 900
Loại bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2025
VĂN HÓA NGUYÊN THỦY (Primitive Culture)
Tác giả: E. B Taylor - Dịch giả: Huyền Giang
Edward Burnett Tylor (1832-1917) là một trong những người sáng lập ra nhân học văn hoá. Tác phẩm chính: Anahuac (1861), Researches into the Early History of Mankind (1865), và Primitive Culture (1871).
E.B. Tylor được coi là đại biểu cho thuyết tiến hóa văn hóa, có những đóng góp đặc biệt đối với nhân loại học và văn hóa học. Ông là người đầu tiên định nghĩa khoa học về văn hóa, xây dựng khái niệm văn hóa như là một di sản của lịch sử và xã hội. Định nghĩa của Tylor về văn hóa trong công trình Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871) được trích dẫn hầu hết trong các công trình nghiên cứu về văn hóa:
"Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là thành viên của xã hội"
Công trình VĂN HÓA NGUYÊN THỦY được viết năm 1869 và được in năm 1871. Công trình gồm 2 phần, phần đầu Origins of Culture (Nguồn gốc của văn hóa) nghiên cứu về nhiều lĩnh vực thuộc nhân loại học như sự tiến hóa xã hội, ngôn ngữ học và huyền thoại. Phần hai Religion in Primitive Culture (Tôn giáo nguyên thủy) chủ yếu lý giải về tín ngưỡng vật linh (animism).
Công trình gây tiếng vang lớn và đưa Tylor lên hàng những nhà nghiên cứu có uy tín về văn hóa nguyên thủy, là cống hiến quan trọng nhất của Tylor vào kho tàng kiến thức của chúng ta về quá khứ tiền sử của loài người, ảnh hưởng cực kỳ lớn trong việc phổ biến nghiên cứu về nhân chủng học và thiết lập sự tiến hóa văn hóa như là khuôn khổ lý thuyết chính mà các nhà nhân chủng học tuân theo trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Nhận xét đánh giá