- 10%
  • Combo sách Nhân học - Văn hóa học

Combo sách Nhân học - Văn hóa học

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

700,000 ₫
Hết hàng
Số lượng
 
1
 
ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN20K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN15K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN10K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
CK 20/11

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

COMBO 5 CUỐN SÁCH KINH ĐIỂN NHÂN HỌC - VĂN HÓA HỌC
LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - HÌNH THỨC VÀ LÝ DO CỦA SỰ TRAO ĐỔI TRONG CÁC XÃ HỘI CỔ SƠ
Tác giả: Marcel Mauss (Nguyễn Tùng dịch)
ĐỊNH CHẾ TOTEM HIỆN NAY
Tác giả: Claude Lévi – Strauss – Dịch, chú giải và giới thiệu: Nguyễn Tùng
VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ
Tác giả: Sigmund Freud - Dịch: Đoàn Văn Chúc
TUỔI TRƯỞNG THÀNH Ở SAMOA
Tác giả: Magaret Mead - Dịch giả: Phạm Minh Quân - Giới thiệu: Đỗ Lai Thúy
TƯ DUY NGUYÊN THỦY
Tác giả: Franz Boas - Dịch giả: Phạm Minh Quân

Chi tiết sản phẩm

LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - HÌNH THỨC VÀ LÝ DO CỦA SỰ TRAO ĐỔI TRONG CÁC XÃ HỘI CỔ SƠ

Tác giả: Marcel Mauss (Nguyễn Tùng dịch)

Luận về biếu tặng (1925) của Marcel Mauss có lẽ là công trình nổi tiếng và khó hiểu bậc nhất trong ngành nhân học xã hội. Nó hấp dẫn người đọc đến mức nhà nhân học lừng danh Claude Lévi-Strauss đã phải thú nhận: “Ít người có thể đọc Luận về biếu tặng mà không cảm thấy cả loạt cảm xúc mà Malebranche đã miêu tả khi nhắc đến lần đầu tiên khi ông đọc Descartes: tim đập mạnh, đầu nóng lên, và tinh thần bị xâm chiếm bởi một xác tín còn chưa rõ lắm, nhưng mãnh liệt, là mình đang chứng kiến một sự cố quyết định của tiến triển khoa học”.

Cũng theo Lévi-Strauss, ảnh hưởng của Mauss không phải chỉ giới hạn trong các nhà dân tộc chí mà không người nào có thể nói rằng mình thoát khỏi, mà còn tác động đến các nhà ngữ học, tâm lý học, sử học về tôn giáo và các nhà Đông Phương học. Lévi-Strauss cũng nhận ra vài âm vang như thế nơi nhiều nhà nhân học Anh-Mỹ lớn như Radcliffe-Brown, Malinowski, Evans-Princhard, Firth, Herkovits, Lloyd Warner, Redfield, Kluckhohn, Elkin, Held.

Mục đích của văn bản nhằm cho thấy sự tồn tại, tính phổ biến và sự phức tạp của hiện tượng chuyên biệt này thông qua một nghiên cứu dân tộc chí so sánh về các đảo và các duyên hải của Thái Bình Dương (Polynesia, Melanesia, Tây-Bắc châu Mỹ) cũng như trong các nền pháp luật Ấn-Âu cổ (Roma, Ấn Độ, Germany).

(Trích Lời người dịch, Luận về biếu tặng, Marcel Mauss)

*****

ĐỊNH CHẾ TOTEM HIỆN NAY

Tác giả: Claude Lévi – Strauss – Dịch, chú giải và giới thiệu: Nguyễn Tùng

Định chế tôtem cũng giống như bệnh cuồng loạn (hystérie). Khi người ta dám nghi ngờ rằng người ta có thể tùy tiện cô lập (isoler) vài hiện tượng và tập hợp chúng với nhau, để biến chúng thành các dấu hiệu chẩn đoán của một bệnh hay một định chế khách quan, chính các triệu chứng liền biến mất, hay tỏ ra không tuân theo các diễn giải hợp nhất. Trong trường hợp của bệnh cuồng loạn "lớn", đôi khi người ta giải thích sự thay đổi này như là diễn biến của hiệu ứng xã hội dường như đã chuyển, từ lĩnh vực cơ thể (somatique) sang lĩnh vực tâm lí, thể hiện biểu tượng của các rối loạn tâm thần..[…] Do sự kì dị mà người ta gán cho nó, và lại còn bị các diễn giải của các nhà quan sát và các tư biện của các lí thuyết gia cường điệu, định chế tôtem đã được dùng, trong một thời gian, để tăng cường sự căng thẳng tác động trên các định chế nguyên thủy nhằm tách chúng với các định chế của chúng ta.

*****

VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ (bìa mềm)

Tác giả: Sigmund Freud - Dịch: Đoàn Văn Chúc

Tác phẩm Vật tổ và cấm kỵ (Totem und Tabu, 1913) là một bước đi táo bạo của Freud vào địa hạt nhân học, từ phòng khám lâm sàng bước ra lịch sử văn hóa. Freud viết Vật tổ và cấm kỵ có ảnh hưởng cực lớn từ các học giả sừng sỏ đương thời như Charles Darwin, Edvard Westermarck, Havelock Ellis, Wilhelm Wundt, W. H. R. Rivers, và William Robertson Smith. Bản thân ông trích dẫn rất nhiều từ hai tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871) của E. B. Tylor và Cành vàng (The Golden Bough, 1890 - 1915) của James Frazer để chứng minh cho những giả thuyết của mình về nguồn gốc của văn hóa.

Sự liều lĩnh của Vật tổ và cấm kỵ không thể không vấp phải sự đối kháng kịch liệt đến từ các nhà nhân học, đến nỗi nó châm ngòi cho cuộc chiến giữa phân tâm học và nhân học. Thậm chí, hai nhà nhân học tiên phong là Alfred Kroeber và Bronislaw Malinowski còn cho ra đời những tác phẩm dành riêng chỉ để phản biện lại lý thuyết của Freud. Ở công trình xuất sắc nhất của mình, Tình dục và ức chế ở xã hội man dã (Sex and Repression in Savage Society, 1927), Malinowski sử dụng kết quả nghiên cứu điền dã để chứng minh bác bỏ ba luận điểm chính trong Vật tổ và cấm kỵ của Freud, bao gồm tính phổ quát của mặc cảm Oedipus, hành vi giết cha nguyên thủy với tư cách là sự kiện khai sinh văn hóa và đạo vật tổ (totemism). Thế nhưng, rồi cũng chính các nhà nhân học, lại hồi quy tìm về với phân tâm học của Freud trong những nghiên cứu của mình, như Géza Róheim và George Devereux. Devereux, khi nghiên cứu người Mojave da đỏ, đã phải thừa nhận rằng, ông bị họ biến trở thành Freud.

Rốt cuộc, những người ly khai, rẽ lối, hoặc chống đối Freud vẫn phải dựa trên những tiền đề của Freud, và do đó, ở một cạnh khía nào đó mà họ không thể thoát ra khỏi bàn tay của ông, như chuyện Tề thiên Đại thánh với bàn tay Phật tổ. Là người vận dụng phân tâm học như kim chỉ nam trong nghiên cứu hiện tượng văn học, văn hóa, tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm cột mốc này tới đông đảo bạn đọc, qua bản dịch thấu triệt của nhà nghiên cứu – dịch giả Đoàn Văn Chúc, với sự điều chỉnh hiệu đính của Phạm Minh Quân.

​​​​​Đỗ Lai Thúy

(Trích Lời giới thiệu)

*****

TUỔI TRƯỞNG THÀNH Ở SAMOA

Tác giả Magaret Mead - Dịch giả: Phạm Minh Quân - Giới thiệu: Đỗ Lai Thúy

“…Một hòn đảo nhiệt đới nhỏ, tọa lạc trên biển Nam Thái Bình Dương, xa muôn trùng khơi khỏi lục địa đất liền, là nơi cư ngụ của những người thổ dân Samoa. Sóng biển rì rào vỗ về thềm cát trắng, e ấp giữa hàng cọ xanh ngắt những mái nhà lợp rạ, cuộc sống thường ngày bình dị nhưng đầy chất thơ của người Samoa dần dần hiện lên dưới ngòi bút bay bổng của Margaret Mead. Tại sao, một trong những trụ cột khai phóng của nền nhân học Mỹ, và là nữ học giả ưu tú đầu thế kỷ XX, lại chọn con người biệt lập nơi đây, đặc biệt là những cô gái tuổi vị thành niên, làm đối tượng nghiên cứu?”

Tại sao cuốn sách nhỏ này lại là một trong những sách nhân học bán chạy nhất, thậm chí có thời gian dài giữ vị trí đứng đầu, ở thế kỷ XX? Tại sao sau nó, Margaret Mead không chỉ trở thành một trong những nhà nhân học có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực của bà, mà còn trở thành một nhà khoa học nữ tiên phong nghiên cứu về nữ giới? Tại sao sau này một nhà nhân học khác, Derek Freeman, đã dành gần như toàn bộ sự nghiệp và tác phẩm của mình chỉ nhằm phản bác nó? Tuổi trưởng thành ở Samoa làm dấy lên những vấn đề đầy tò mò nhưng cũng rất đỗi thú vị.

Thông qua tác phẩm, Margaret Mead đề cập đến nhiều vấn đề đau đầu của xã hội, đó là vị/tình thế của cô gái ở độ tuổi mới lớn. Thái độ, tính nết, những biến đổi tâm lý và mầm mống nổi loạn tuổi dậy thì, nên tiếp cận từ phương diện sinh lý hay tâm lý? Các thiết chế văn hóa, cấu trúc xã hội, gia đình, trường học và tín ngưỡng phải chăng có một tác động không nhỏ? Và liệu, từ tham chiếu qua một xã hội nguyên thủy đồng nhất tưởng như tương phản hoàn toàn, có thể đi đến giải pháp cho một xã hội đương đại nhiều phân mảnh? Margaret Mead sẽ thử giải đáp.

Bên cạnh sự khảo cứu điền dã mang tính mẫu mực dân tộc học, tác phẩm của Margaret Mead còn thổi làn gió văn chương cho những dữ kiện khô cứng. Đây là một sắc thái mới mẻ, trái ngược hoàn toàn với những công trình thiên về mô tả hoặc thống kê trước đó. Một không gian sống nguyên thủy sinh động lẫn mơ màng được tác giả “tạo ảnh,” khởi lên từ những con chữ duyên dáng, khúc chiết. Lần đầu tiên, nhà nhân học xuất hiện với tư cách của một “người kể chuyện.”

-- Dịch giả Phạm Minh Quân –

*****

TƯ DUY NGUYÊN THỦY

Tác giả: Franz Boas - Dịch giả: Phạm Minh Quân

Franz Boas là giáo sư Nhân học, ĐH Comlumbia, Mỹ. Ông được mệnh danh là "Cha đẻ của nền Nhân học Mỹ". Tác phẩm “Tư duy nguyên thủy” là chuyên luận nhân học đầu tiên của Boas, xuất bản năm 1911, nhưng lại là tác phẩm kiến tạo lý thuyết, có tính hệ thống và khái quát nhất. Nó thể hiện toàn bộ quan điểm nghiên cứu và hướng tiếp cận của ông – như thuyết tương đối văn hóa, sự truyền bá văn hóa, đề xuất nghiên cứu nhân học trên bốn lĩnh vực: Khảo cổ học, Ngôn ngữ học, Nhân học hình thể và Nhân học văn hóa.

[…]

Lựa chọn nghiên cứu văn hóa của người nguyên thủy trong sự so sánh với người văn minh hiện đại, Boas đưa ra hai luận điểm: một, các yếu tố hình thể và di truyền không quyết định khả năng trí tuệ của con người, và hai, người nguyên thủy có sự kiểm soát các thôi thúc bản năng cũng như có năng lực lập luận lý trí. Sự khác biệt giữa người nguyên thủy và người văn minh là hoàn toàn không đáng kể. Xem xét văn hóa trong mối tương quan với chủng tộc và ngôn ngữ, Boas nhận thấy rằng sự phát triển của văn hóa đơn thuần là một hiện tượng phụ thuộc vào những nguyên nhân lịch sử, thay vì chủng tộc. Dựa trên việc chứng minh những khác biệt hành vi con người là kết quả của những ảnh hưởng văn hóa khác nhau, thay vì là do các yếu tố di truyền sinh học quy định, Boas đã xây dựng văn hóa như một khái niệm trung tâm của nhân học, nhằm lý giải những khác biệt hành vi giữa các nhóm người khác nhau.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng