-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Cửa Thứ Nhất Vào Núi Thiếu Thất - Tâm Kinh Tụng Và Chứng Đạo Ca
Tác giả: Lý Minh Tuấn
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang:
Loại bìa: Bìa mềm
Hôm nay, tôi giảng về THIẾU THẤT LỤC MÔN. Như trong bản Thanh Qui, chúng tôi để là học Cửa thứ chữ Việt, lấy bản dịch của ông Trúc Thiên nhưng khi khảo lại kỹ thì tôi thấy bản dịch đó có lược đi một ít, do đó nó không đầy đủ như trong bản dịch chữ Hán. Do lẽ đó mà chúng tôi mới thay đổi ý kiến và sẽ giảng ngay bản chữ Hán, còn quí vị có thể dò theo bản chữ Việt của ông Trúc Thiên, chỗ nào có thiếu thì bổ túc thêm. Như vậy nó đầy đủ hơn, chớ nếu tôi giảng bản chữ Việt thì cái phần thiếu đó không thấy mà bổ túc. Như vậy thì nó hơi khác hơn bản Thanh Qui đã kể.
Trong Thiếu Thất Lục Môn tôi cũng lược kể qua: Lục môn là sáu cửa hay sáu pháp môn để vào trong động Thiếu Thất hay trong núi Thiếu Thất. Sáu cửa đó nếu chúng ta nương vào thì đi thẳng đến cái nhà Thiếu Thất. Nhà “Thiếu Thất” tức là thầm chỉ cái nhà mà Tổ Đạt-ma đã ngồi chín năm trong đó. Như vậy, nếu chúng ta đi vào con đường của Tổ Đạt-ma đã đi hay là đến chỗ Tổ Đạt-ma đã đến thì không gì hơn là đi vào sáu cửa này. Tuy nhiên, nêu sáu cửa là phương tiện, thứ lớp để cho chúng ta có mạch lạc tiến chớ còn thực tế ở trong đó một cửa mà chúng ta đạt tới viên mãn thì có thể cũng tới được cái nhà “Thiếu Thất” của Tổ Bồ-đề-đạt-ma rồi. Vì vậy cho nên trong sáu cửa này thì phương tiện chia ra làm sáu để cho có một trình tự tu tiến, chúng ta nhận định từ gần đến xa, từ cạn đến sâu, chớ còn trên thực tế nếu chúng ta ở trong một cửa mà đạt được lý viên mãn thì có thể đã vào được cái nhà “Thiếu Thất”.
Cửa thứ nhất gọi là TÂM KINH TỤNG.
Cửa thứ hai gọi là PHÁ TƯỚNG LUẬN.
Cửa thứ ba gọi là NHỊ CHỦNG NHẬP.
Cửa thứ tư gọi là PHÁP MÔN AN TÂM.
Cửa thứ năm gọi là NGỘ TÁNH LUẬN.
Cửa thứ sáu gọi là HUYẾT MẠCH LUẬN.
Đó là sáu cửa trong động “Thiếu Thất”. Phần nhiều ông Trúc Thiên dịch hay giảm bớt ở cửa thứ năm và cửa thứ sáu, còn mấy cửa trước thì ông dịch đủ, chừng giảng tới đó thì tôi sẽ chỉ cho quí vị thấy.
Bây giờ tôi bắt đầu giảng trọn cả sáu cửa.
Nhận xét đánh giá