-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Kim Cổ Cách Ngôn
Tác giả: Ôn Như Lương Văn Can
Nxb: Tổng Hợp
Kích thước: 13 19 cm
Số trang: 212
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2025
KIM CỔ CÁCH NGÔN
Tác giả: Ôn Như Lương Văn Can
Lương Văn Can (1854 – 1927) hiệu là Ôn Như, người xã Nhị Khê huyện Thường Tín, đỗ Cử nhân vào năm Giáp Tuất (1874) triều Tự Đức, lúc mới 21 tuổi. Tuy đỗ đạt sớm, nhưng ông đã khước từ mọi chức tước, phẩm hàm, chỉ ở nhà biên soạn sách dạy học để nuôi chí… Và đến khi điều kiện cho phép, ông đã cùng một số sĩ phu yêu nước sáng lập “Đông kinh nghĩa thục” để khai mở dân trí, cổ vũ tinh thần yêu nước những năm đầu thế kỷ XX.
Kim cổ cách ngôn là một tác phẩm do Lương Văn Can biên soạn để làm tài liệu giảng dạy về chữ Hán trong trường Nghĩa Thục. Cuốn sách tập hợp 152 câu khuyên răn đắt giá được sàng lọc theo thời gian.
Ôn Như - Lương Văn Can trình bày cách ngôn bằng chữ Hán, sau đó chú giải bằng quốc ngữ. Chữ Hán giúp giữ nguyên hồn vía và chiều sâu của mỗi cách ngôn. Chú giải bằng quốc ngữ để ai cũng nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của mỗi cách ngôn. Phương pháp đầy cẩn trọng ấy của ông khiến Kim cổ cách ngôn dù trải qua gần một thế kỷ vẫn lưu trữ trọn vẹn phẩm chất một ấn phẩm dạy làm người và học làm người.
Lương Văn Can quan niệm về cách ngôn: "Lời nói là tiếng trong bụng. Có tư tưởng điều gì thì phát ra lời nói. Nói ra mà nghĩa lý chính đáng ai ai cũng lấy làm phải, đời đời cũng lấy làm phải. Bởi lời nói ấy mà lập nên đức tốt, thành được công to, thế thì lời nói lưu truyền mãi mãi, dẫu muôn đời cũng không đổi".
Đọc Kim cổ cách ngôn cũng giống như một hành trình để hiểu 71 năm Ôn Như - Lương Văn Can đã sống, đã ưu tư, đã dâng hiến cho cõi nhân gian nhiều thương mến và ngổn ngang. Ông nhắc chúng ta quý trọng từng phút giây “chú tọa đương tích âm, dạ tọa đương tích đăng” (ngồi ban ngày nên tiếc ánh mặt trời, ngồi ban đêm nên tiếc bóng ngọn đèn). Ông nhắc chúng ta giữ gìn nết ăn nết ở “bệnh tòng khẩu nhập, vạ tòng khẩu xuất” (bệnh từ miệng vào, vạ từ miệng ra). Ông nhắc chúng ta đắn đo hành động “vô sự thời bất dao tâm không, hữu sự thời bất dao tâm loạn” (lúc không có việc gì thì vẫn nên nghĩ ngợi, lúc xảy ra chuyện gì cũng không nên rối trí).
Nhận xét đánh giá