-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Việt Nam Sử Luận (Góc Nhìn Đa Chiều)
Tác giả: Trịnh Vĩnh Thường
Dịch giả: Nguyễn Phúc An
Nxb: Tổng Hợp
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 384
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2025
VIỆT NAM SỬ LUẬN - GÓC NHÌN ĐA CHIỀU
Tác giả: Trịnh Vĩnh Thường
Giáo sư Trịnh Vĩnh Thường là một học giả gốc Hồng Kông, đậu bằng tiến sĩ ở Sở Nghiên cứu Tân Á - Hồng Kông (The New Asia institute of Advanced Chinese Studies), nguyên giáo sư khoa Lịch sử của Đại học Quốc lập Thành Công Đài Loan (NCKU). Ông là một chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, lịch sử nhà Minh, lịch sử người Hoa ở Đông Nam Á, lịch sử giao thương hàng hải Đông Á... Hiện nay ông đã về hưu, tuy tuổi già sức yếu, nhưng ông vẫn tiếp tục thực hiện các công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình về lịch sử Việt Nam, nghiên cứu về Cơ đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19 mà văn bản tiếng Việt mới được phát hành ở nước ta.
Quyển sách mà quý vị đang cầm trên tay là tập hợp 7 bài viết của Giáo sư Trịnh Vĩnh Thường đã đăng trên các tạp chí nghiên cứu từ nhiều năm trước đây. Được sự đồng ý của tác giả, cũng chính là thầy dạy của người dịch khi còn học ở Đài Loan, người dịch đã tuyển chọn và trình bày những bài viết thành hai chủ đề lớn là: 1. Vấn đề hải dương và giao thương; 2. Quan hệ bang giao thế kỷ 18-19.
Phần 1: Vấn đề hải dương và giao thương gồm 3 bài viết lần lượt thảo luận về vấn đề cảng thị mậu dịch biển quốc tế đầu tiên của Trung Quốc trước thế kỷ thứ 5 được xác định là ở Nhật Nam và Giao Chỉ thay vì trước đây thường được cho rằng ở Quảng Châu. Bài viết tiếp theo xoay quanh chủ đề lịch sử hình thành khu phố Hội An, mô tả chi tiết quá trình hình thành của khu vực Hội An, mối quan hệ qua thư tín giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong với các quốc vương ở Nhật Bản. Bài viết cuối cùng trong Phần 1 về kỹ thuật đóng tàu bọc đồng của triều Nguyễn giúp chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn, đây tự hào về sự tìm tòi học hỏi và tài khéo léo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật của nước ta thời bấy giờ, mà Giáo sư Trịnh Vĩnh Thường đánh giá là vượt qua cả Trung Quốc. Nhưng tiếc thay, kỹ thuật đó sau đời vua Minh Mạng đã bị thất truyền bởi lẽ không được chú trọng ghi chép, truyền đạt lại cho thế hệ sau.
Phần 2: Quan hệ bang giao thế kỷ 18 - 19 gồm 4 bài. Trong bài viết đâu tiên của Phần 2 bàn về cuộc chiến tranh giữa nhà Thanh và Việt Nam, tác giả đi sâu phân tích thái độ của vua Càn Long trong việc xử lý vấn đề Việt Nam. Lúc bấy giờ, nhà Tây Sơn đang chiếm ưu thế, cựu thần Lê triều chạy vạy khắp nơi để mong tìm cách cứu văn tỉnh hình, ngõ hầu khôi phục nhà Lê. Thái độ của vua Càn Long lúc bấy giờ là nửa muốn giúp nhà Lê, nửa cảm thấy số mạng nhà Lê đã tuyệt, nên có phần do dự. Một điểm thú vị, đảng chú ý ở bài viết này là thái độ của vua Càn Long đối với việc vua Quang Trung đến Yên Kinh nhập cận. Trong bao nhiêu triều đại Việt Nam từ thế kỷ thứ 10 đến thời điểm đó, chưa có một vị vua nào của nước ta đích thân đến tận "thiên triều" nhập cận, do đó vua Càn Long rất mực xem trọng việc này. Cho dù người dẫn đầu phái đoàn nước Nam sang dự lễ bát tuần khánh thọ của Càn Long năm đó là Quang Trung thật hay chỉ là một người "thế thân", thì đó cũng là một sự kiện rất quan trọng đối với lịch sử bang giao giữa Trung Quốc và nước ta lúc bấy giờ.
Ba bài viết tiếp theo đi sâu nghiên cứu về triều vua Tự Đức, xoay quanh việc ký kết hai hỏa ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất. Tác giả đã đưa ra những phân tích sâu sắc, thấu tình đạt lý về thái độ và tình thế bế tắc của vua Tự Đức lúc bấy giờ trước cuộc xâm lược của người Pháp.
- Nguyễn Phúc An (trích Lời người dịch)
Nhận xét đánh giá