-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Nhân Học Tôn Giáo
Tác giả: Đinh Hồng Hải
Dịch giả:
Nxb: ĐHQG Hà Nội
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 317
Loại bìa: Bìa mềm
Nhân học tôn giáo là một trong những cuốn sách viết dễ hiểu nhất về tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn sách là một nghiên cứu về tôn giáo và tín ngưỡng của xã hội loài người từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu Nhân học nên khách quan và không thiên vị bất cứ tín ngưỡng, tôn giáo nào.
Nhân học tôn giáo có tên nghe chừng học thuật, tưởng như chỉ dành cho những bậc trí thức uyên bác. Nhưng không, cuốn sách này phù hợp với bất kỳ ai, từ những sinh viên/ học viên/ nhà nghiên cứu có chuyên ngành về nhân học, tôn giáo đến những bạn đọc theo hoặc chưa theo tôn giáo nào muốn tìm hiểu thêm về tâm linh, tín ngưỡng. Như tác giả nhận xét “Chừng nào tôn giáo và tín ngưỡng còn tác động đến đời sống con người thì chúng ta sẽ còn phải tìm hiểu các khía cạnh có liên quan. Không chỉ để hiểu về thế giới siêu nhiên mà còn khám phá những bí ẩn của đời sống tôn giáo và tín ngưỡng ngay trong thực tại.” (tr.280).
Nhân học tôn giáo cho ta hiểu về ông bà tổ tiên của mình, nó giúp vượt qua cái âu lo về cái mà ta chưa biết ở thế giới bên kia và cả cái “mê muội tâm linh” ở thế giới bên này. Nó giúp ta hiểu được tôn giáo là gì? tín ngưỡng là gì? linh hồn sẽ đi về đâu?... Điều quan trọng hơn, cuốn sách này giúp ta thức tỉnh để không bị “mua bán” trong một “thị trường tâm linh” vô cùng sôi động.
Cuốn sách được chia làm 4 phần với 15 chương:
* Phần 1. Nhập môn nhân học tôn giáo khái quát về tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo cùng với sự hình thành, phát triển và các đặc tính căn bản của tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo.
* Phần 2. Khuynh hướng, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong nhân học tôn giáo với hầu hết các cách tiếp cận, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong nhân học được trình bày một cách có hệ thống.
* Phần 3. Các đối tượng nghiên cứu trong nhân học tôn giáo được phân loại một cách khoa học với phân loại định tính và định lượng đề cập đến tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng độc thần, tín ngưỡng phiếm thần cùng các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng và cơ sở thờ tự cũng như vai trò của những người thực hành tôn giáo chuyên nghiệp.
* Phần 4. Tôn giáo và tín ngưỡng trong xã hội loài người cho chúng ta thấy tác động của tôn giáo và tín ngưỡng lớn như thế nào với các mối quan hệ của thể chế với tôn giáo và tín ngưỡng và những biến đổi tôn giáo và tín ngưỡng hiện nay với vô vàn dạng thức biến đổi khác nhau. Đặc biệt, cuốn sách có phần Index và tập hợp các thuật ngữ nhân học tôn giáo tiếng Anh và giải nghĩa tiếng Việt giúp người đọc có thể tra cứu một cách dễ dàng.
Về tác giả: Sách được chấp bút bởi PGS.TS ĐINH HỒNG HẢI, hiện đang giảng dạy tại Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là tác giả của series sách “Các bộ trang trí điển hình”, “Các vị thần”, “Các vị tổ”, “Các con vật linh”, “Thiên đường và địa ngục” cùng nhiều công bố chung và riêng ở trong và ngoài nước như “Nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam”, “Tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay”, “Nhân học: ngành khoa học về con người”, “Animism in the arts of Southeast Asia” (Tín ngưỡng vật linh trong nghệ thuật Đông Nam Á), “Open semiotics” (Ký hiệu học mở), …
Nhận xét đánh giá