-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Thần Thoại Học Và Thần Thoại Việt Nam Đa Tộc Người
Tác giả: Bùi Thị Thiên Thai (Chủ biên)
Dịch giả:
Nxb: ĐHQG HN
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 344
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2022
THẦN THOẠI HỌC VÀ THẦN THOẠI VIỆT NAM ĐA TỘC NGƯỜI
Tác giả: nhiều tác giả - Bùi Thị Thiên Thai (chủ biên)
Thần thoại học (mythology) là một phân ngành quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, nghiên cứu về thần thoại đã trở thành một phần quan trọng cấu thành nên tri thức của nhân loại. Rất nhiều nhà dân tộc học, Folklore nổi tiếng thế giới như Tylor, Frazer, Malinowski, Sigmund Freud, Carl G. Jung, Claude Lévi-Strauss, Alan Dundes... đều đã rất dụng công trong lãnh địa của thần thoại học. Họ đã nghiên cứu hoặc là bản chất của thần thoại hoặc là mối quan hệ giữa thần thoại với các hiện tượng văn hóa - xã hội như tôn giáo, nghi lễ, văn học; hoặc tìm hiểu tiến trình tiến hóa của văn hóa nhân loại thông qua thần thoại hoặc từ trong thần thoại để tìm hiểu cấu trúc tư duy và tâm lý chung của loài người... Tất cả những nghiên cứu đó đều đã đem lại những cống hiến to lớn cho giới khoa học thế giới và cho việc nhận thức về bản thân loài người cũng như xã hội loài người.
“Việt Nam là mảnh đất vô cùng quí giá cho việc nghiên cứu so sánh về huyền thoại” – đó là phát biểu đề dẫn của nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên trong hội thảo khoa học "Huyền thoại và Văn học” (Khoa Ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 31-5-2005).
Cuốn sách Thần thoại học và Thần thoại Việt Nam đa tộc người là kết quả của đề tài cấp Bộ (2017-2018) do Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì. TS. Bùi Thị Thiên Thai viết phần I, TS. Nguyễn Mạnh Tiến viết các phần II.1. và II.4; TS. Đặng Thị Thu Hà viết phần II.2.; ThS-NCS. Nguyễn Thị Mai Quyên viết phần II.3. và TS. Bùi Thị Thiên Thai chịu trách nhiệm chủ biên. Tài liệu tham khảo do cả bốn tác giả biên soạn. Đề tài sau khi hoàn thành đã vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao giải Ba A trong khuôn khổ giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019.
Mục tiêu của cuốn sách là tái nhận thức những vấn đề nhập môn của thần thoại học, tìm hiểu một cách hệ thống những phương pháp nghiên cứu thần thoại đã được áp dụng, tiến tới đổi mới về phương pháp nghiên cứu thần thoại với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của ngành thân thoại học ở Việt Nam. Cụ thể, cuốn sách hướng đến các mục tiêu sau:
1) Giới thiệu một cách căn bản nhất những khái niệm, phạm trù và vấn đề nền tảng của ngành thần thoại học.
2) Giới thiệu một số phương pháp và lý thuyết nghiên cứu quan trọng và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với thần thoại học.
3) Bước đầu thử nghiệm các phương pháp mới vào nghiên cứu thần thoại Việt Nam đa tộc người.
- Trích Lời nói đầu
Nhận xét đánh giá