-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tính Không Của Vạn Vật - Quán Chiếu Khoa Học Hiện Đại Bằng Các Nguyên Lý Của Phật Giáo
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hải
Nxb: ĐHQG HN
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 404
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Tính Không Của Vạn Vật - Quán Chiếu Khoa Học Hiện Đại Bằng Các Nguyên Lý Của Phật Giáo
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hải
Nhiều người cho rằng khoa học và tôn giáo không thể đồng hành với nhau bởi sự mâu thuẫn giữa lí tính và đức tin. Nhưng Phật giáo thì không thế, Phật giáo rất gần khoa học. Nói đúng hơn là các nguyên lí của Phật giáo là các nguyên lí của triết học. Cuốn sách này cho thấy rằng ở mức độ nguyên lí, Phật giáo và khoa học hiện đại không chỉ có những điểm chung mà còn có thể hỗ trợ cho nhau. Cuốn sách này ra đời sau nhiều năm tác giả giảng dạy các môn học Khoa học đương đại và Phật giáo và Triết học khoa học tự nhiên ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách không chỉ là một giáo trình phục vụ các sinh viên mà có thể dành cho những người quan tâm và yêu thích ba lĩnh vực: Phật giáo, triết học và khoa học.
Kinh sách của Phật giáo thì vô cùng đồ sộ với nhiều trường phái khác nhau. Cuốn sách này chỉ đề cập đến ba nguyên lí của Phật giáo mà theo tôi là cơ bản nhất: duyên khởi, sự khổ và trung đạo. Ba nguyên lí đó quán chiếu vào khoa học hiện đại về thế giới vật chất, sự sống, cơ thể và ý thức. Duyên khởi là nguồn gốc, là cơ sở giải thích mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ cho rằng chúng không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào các điều kiện và yếu tố khác. Duyên khởi trong sự sống, đặc biệt là trong cuộc sống con người dẫn đến vô ngã – không có một bản ngã bất biến và tự thân. Ảo tưởng cho rằng luôn tồn tại một bản ngã đến từ sự phụ thuộc vào ngũ uẩn và các yếu tố ngoại cảnh từ môi trường tự nhiên và xã hội dẫn đến sự khổ đau. Để giải thoát khỏi sự đau khổ, Phật giáo cho rằng phải đi theo con đường trung đạo, là con đường tránh mọi thái cực.
[…]
Nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều lĩnh vực với số lượng các thuật ngữ rất lớn nên để tiện theo dõi nội dung cuốn sách, bạn đọc sử dụng các phụ lục được in ở cuối sách để biết nội dung các thuật ngữ. Ví dụ, khái niệm Nguyên lí bất định được nhắc đến nhiều lần ở các phần khác nhau nhưng có thể bạn đọc không biết phần nào của cuốn sách trình bày chi tiết nội dung của khái niệm này thì có thể tra cứu thuật ngữ ở Chỉ mục. Các chữ viết tắt như AI, NASA, GDP,... được giải thích ở Từ điển chú giải. Tài liệu tham khảo được đánh số theo trật tự xuất hiện trong cuốn sách. Trong quá trình tham khảo, tác giả cố gắng sử dụng các tài liệu được xuất bản gần nhất (tháng 9 năm 2024) trên các tạp chí có uy tín
- Trích Lời nói đầu
Nhận xét đánh giá