-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
HẾT HÀNG
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Từng Bước Nhập Môn Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội
Tác giả: Phạm Hiệp
Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 308
Loại bìa: Bìa mềm
● Bạn đang loay hoay với khóa luận hay bài nghiên cứu của mình và không biết phải bắt đầu từ đâu.
● Bạn đang cảm thấy nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực khó hiểu, khô khan và mệt mỏi.
● Bạn mong muốn học hỏi các kỹ năng nâng cao: hợp tác và xây dựng mạng lưới, xin tài trợ, xây dựng uy tín và hình ảnh nhà nghiên cứu…
● Bạn đang cần tìm kiếm tài liệu tham khảo hỗ trợ cho công việc nghiên cứu nhưng các tài liệu hiện tại đã cũ, nhàm chán, thiếu tính cập nhật và khó thu hút sinh viên.
"Từng bước nhập môn Nghiên cứu Khoa học xã hội" sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho các vấn đề của bản thân.
“Cuốn sách này được biên soạn để giúp các nhà nghiên cứu khoa học xã hội có tham vọng, dù còn trẻ hay gót chân đã mòn trên bước đường học thuật, hiểu sâu hơn về nghiên cứu khoa học và mục đích của nó, đồng thời nhấn mạnh các yếu tố cần thiết và những cân nhắc lý thuyết khi tiến hành nghiên cứu. Với tổng cộng 71 bài giảng được chia thành 7 phần, cuốn sách lấy hình hài của một cẩm nang dạy nấu ăn để làm sáng tỏ từng bước đi trong quá trình thực hiện một nghiên cứu, giúp người đọc hiểu rõ các phương pháp nghiên cứu khác nhau với nội dung cân bằng giữa cách tiếp cận định tính và định lượng. Cuốn sách được trình bày với mục đích nhấn mạnh khung khái niệm, các ứng dụng, chiến lược và ưu nhược điểm của mỗi cách tiếp cận, đồng thời nêu bật lợi ích của việc sử dụng kết hợp của hai cách tiếp cận. Tôi kỳ vọng rằng nó sẽ giúp người đọc, dù ở trình độ nào cũng hiểu được những sắc thái của các phương pháp tiếp cận, bản chất của một số phương pháp, các xung đột lý thuyết trong nghiên cứu xã hội, và các khuynh hướng phổ biến hiện nay của ngành. Bằng giọng văn có tính thường thức, cuốn sách dễ dàng thu hút người đọc gia nhập một cộng đồng các nhà nghiên cứu đã và đang tham gia phản ánh quá trình nghiên cứu.
Cuốn sách được tổ chức như một cuộc đối thoại dài kỳ hơn là một tài liệu hướng đạo mang tính kinh viện, nó bao hàm cả lý thuyết và thực hành nguyên liệu để những người chọn dấn thân vào khoa học xã hội tự sửa soạn cho mình một buổi thịnh yến giá trị.
- TS. Phan Quang Anh
Khoa các Khoa học Liên ngành, ĐHQG Hà Nội
Nhận xét đánh giá