-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Ứng xử kinh tế của nông hộ Khảo sát Xã hội học tại châu thổ sông Cửu L
Có thể nói nền kinh tế nông nghiệp ở châu thổ sông Cửu Long đã sớm đi vào phương thức kinh tế tư bản chủ nghĩa ngay từ nửa đầu thế kỷ 20. Theo Lương Đức Thiệp (1971, tr. 245), sau năm 1884, “kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã nằm trong hệ thống kinh tế tư bản Pháp do kinh tế hoàn cầu chi phối” – có lẽ nhận xét này xác đáng với châu thổ sông Cửu Long hơn là với nông thôn miền Bắc hay miền Trung. James Scott cũng cho rằng vùng đất Nam kỳ đã có một “nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” và đã “hội nhập vào thị trường thế giới” ngay cả từ trước thập niên 1930 (J. Scott, 1976, tr. 40, 90).
Chính là dựa trên một hậu cảnh lịch sử phát triển kinh tế thị trường và định chế làng xã “mở” như vậy mà trong các văn liệu báo chí, văn học và kể cả học thuật lâu nay ở Việt Nam, người nông dân châu thổ sông Cửu Long thường được mô tả với những tính cách như cởi mở, phóng khoáng, có óc năng động, nhạy bén với thị trường, sẵn sàng tiếp thu cái mới, v.v. Nhưng câu hỏi cần được đặt ra là thực tế có đúng như vậy hay không, và nếu quả thực có những tính cách ấy thì những câu hỏi tiếp theo là những tính cách ấy tồn tại ở những dạng thức nào, nơi những tầng lớp nào, và trong những điều kiện nào.
Nhằm góp phần nhận diện chân dung của người nông dân châu thổ sông Cửu Long trên bình diện đời sống kinh tế, công trình nay muốn đi sâu vào việc tìm hiểu ứng xử kinh tế của người nông dân vùng đất này trong điều kiện kinh tế-xã hội ngày nay, xét ở cấp độ nông hộ.
Nhận xét đánh giá