- 20%
Việt Kiệu Thư
  • Việt Kiệu Thư

Việt Kiệu Thư

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB HỘI NHÀ VĂN
228,000 ₫
Hết hàng
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
NGÀY HỘI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN20K

Giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
NGÀY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN15K

Giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN10K

Giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Việt Kiệu Thư

Tác giả: Lý Văn Phượng

Dịch giả: Châu Hải Đường

Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn

Kích thước: 15.5x24 cm

Số trang: 498

Loại bìa: Bìa mềm

Chi tiết sản phẩm

Việt Kiệu thư là một tác phẩm chuyên biệt ghi chép về địa lý, lịch sử,... của An Nam xưa, được tập hợp từ nhiều sách sử tin cậy, có căn cứ, đặc biệt trong đó có nhiều tư liệu là ghi chép riêng có của tác giả. Chính vì vậy mà trước nay, Việt Kiệu thư vẫn luôn là cuốn sách tham khảo quan trọng cho nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về lịch sử và địa lý Việt Nam.
 
 
Trong các tác phẩm, các bài viết nghiên cứu liên quan đến lịch sử trung đại Việt Nam, đã không ít lần chúng ta bắt gặp tên sách Việt Kiệu thư của Lý Văn Phượng và ít nhiều nội dung của nó được các tác giả dẫn cứ, đặc biệt là các tư liệu liên quan đến chiếu thư, sắc chỉ của nhà Minh trong cuộc xâm lược Việt Nam đầu thế kỷ 15. Duyên do biên soạn cuốn sách chính tác giả đã nói trong lời tựa đầu sách, rằng: “những sự dựng đặt hưng phế ở An Nam, ghi chép tản mát trong các sách vở, những kẻ bàn nghị có khi khảo cứu chẳng được đầy đủ, vì vậy Phượng tôi, nhân khi chính sự thư nhàn bèn thu thập lấy mà chú giải sắp xếp lại...”
 
 
Khi Lý Văn Phượng biên soạn sách này thì bộ Minh sử còn chưa biên soạn, do vậy có thể nói đó là phần ông phải sưu lục từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các ghi chép, truyện ký của cá nhân, có thể kể ra như: Bình định An Nam lục của Khâu Tuấn; Hà trung tiết truyện trong Hiệu tần tập của Triệu Bật, Thông nghị đại phu Công bộ Hữu thị lang Dần Am La công Giản mộ bi của Vương Anh... Đặc biệt, có nhiều sắc chỉ của nhà Minh cho các tướng trong thời kỳ chiến tranh xâm lược Đại Việt chỉ có thể tìm thấy trong Việt Kiệu thư. Có thể nói, đó chính là những tư liệu mà như các nhà nghiên cứu trước đã nhận định rằng “có thể bổ sung thêm cho chính sử”. Trong số đó, phải kể đến gần 100 bản chiếu, sắc từ đời Hồng Vũ đến Gia Tĩnh đã cho ta thấy nhiều thông tin độc đặc, qua đó có thể thấy sự chuẩn bị, thái độ của nhà Minh cũng như bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược nước ta đầu thế kỷ 15, mà chính sử Trung Quốc vẫn cho là “giúp Trần diệt Hồ”. Nhiều mật chỉ của Minh Thành tổ đã bộc lộ rõ ý đồ tàn phá hủy diệt đối với văn hóa và con người Đại Việt khi ấy. Tuy ẩn dưới những vỏ bọc ngôn từ thế nào thì bản chất xâm lược và hủy diệt của cuộc chiến tranh ấy với đất nước, con người, văn hóa Đại Việt cũng không thể che dấu.
 
 
Trong cuốn sách xuất bản lần này, chúng tôi bước đầu giới thiệu tới bạn đọc tám quyển Việt Kiệu thư từ Quyển I đến Quyển VIII, là những cuốn có nhiều tư liệu về lịch sử, địa lý hơn cả. Còn các quyển từ 9 đến 20, chủ yếu gồm thư sớ, văn thơ... chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai sau. Đồng thời, để cung cấp tư liệu cho các bạn có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu, ngoài bản khảo dịch ra tiếng Việt, chúng tôi cũng có xuất bản đồng thời cả một bản sách khác nguyên văn chữ Hán, trên cơ sở hai bản “Bình Nhai” và “Xương Bình” nói trên, trong đó có chú thích chi tiết các điểm sai khác giữa hai bản, những chỗ sửa chữa, bổ sung hay bỏ bớt, cũng như các công việc khảo đính khác.
 
 
----
Lý Văn Phượng tự Đình Nghi, tự xưng Nguyệt Sơn Tử, người Nghi Sơn (nay là Nghi Châu, thành phố Hà Trì, Quảng Tây), đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn niên hiệu Gia Tĩnh thứ 11 (1532), làm Đình ủy Đại lý bình sự, đổi Thiếu khanh, rồi lại ra làm Thiêm sự các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam.
 
 
Thông tin về Lý Văn Phượng trong chính sử không lưu lại nhiều, nhưng trong sách "Gia Tĩnh thập nhất niên Tiến sĩ Đăng khoa lục" đã cung cấp thêm một số thông tin về ông trong đó cho biết: Lý Văn Phượng sinh ngày mồng 10 tháng Mười một, đậu Tiến sĩ thứ 70 vào năm 33 tuổi (như vậy có thể biết ông sinh năm 1500). Tằng tổ của Lý Văn Phượng là Lý Huy, làm Chỉ huy thiêm sự; ông nội là Lý Hiển, giữ chức Tri huyện, cha là Lý Luân làm Học chính, mẹ là Bành thị, kế mẫu là Sử thị. Lý Văn Phượng có hai người vợ, chính thất Vương thị, kế thất Vi thị. Ngoài ra, sách còn cho biết tên các anh em trai của ông (tất cả chín người), và ông từng đứng đầu trong kỳ thi Hương ở Quảng Tây.
 
 

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng