-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Ý thức luận (Khảo luận về các dữ kiện trực tiếp của ý thức)
Ý THỨC LUẬN (KHẢO LUẬN VỀ CÁC DỮ KIỆN TRỰC TIẾP CỦA Ý THỨC)
Tác giả: Henri Bergson - Cao Văn Luận (dịch) - Phạm Anh Tuấn (hiệu chú)
Henri Bergson xuất bản lần đầu cuốn Ý thức luận - Khảo luận về các dữ liệu trực tiếp của ý thức (Essai sur les données immédiates de la conscience) vào năm 1889. Đây là tác phẩm đầu tay, dựa trên luận văn tiến sĩ văn chương của ông tại Trường Sư phạm Paris.
Trong cuốn sách này, Giáo sư Bergson trước tiên đề cập tính cường độ [intensity] của các trạng thái ý thức. Ông chỉ ra rằng, những sự khác biệt có tính định lượng chỉ áp dụng cho những “độ lớn” [magnitude], nghĩa là, phân tích cho cùng chỉ áp dụng cho “không gian” [space], và bản thân tính cường độ là thuần tuý định tính. Sau đó ông chuyển sang xem xét những trạng thái ý thức tách rời với sự đa tạp [multiplicity], ông thấy có hai hình thái của sự đa tạp: đa tạp có tính định lượng hoặc riêng rẽ, hình thái này bao hàm sự trực quan về không gian, nhưng sự đa tạp của các trạng thái ý thức thì hoàn toàn có tính định tính. Sự đa tạp phơi bày ra này cấu tạo nên thời gian tồn tục [duration], nó là sự kế tiếp nhau mà không có sự phân biệt, một sự thấu nhập lẫn nhau của các yếu tố rất dị loại [heterogeneous], cho nên các trạng thái đến trước không bao giờ tái diễn. Quan niệm coi thời gian là đồng tính [homogeneous] và có thể đo được đã được Bergson chứng minh là một khái niệm nhân tạo [giả tạo], khái niệm này được hình thành nên bởi việc đưa ý niệm không gian vào trong lĩnh vực của thời gian tồn tục thuần tuý. Thật vậy, toàn bộ triết học của Giáo sư Bergson xoay quanh quan niệm của ông về thời gian tồn tục thực hữu cụ thể [real concrete duration] và ý thức của ta có sự cảm nhận cụ thể về nó khi ý thức gạt bỏ mọi sự quy ước [convention] và thói quen, lấy lại thái độ “tự nhiên”. Ông thấy căn nguyên của hầu hết những sai lầm trong triết học là ở sự lẫn lộn thời gian tồn tục cụ thể [concrete duration] với thời gian trừu tượng [abstract time] mà toán học, vật lí học, thậm chí ngôn ngữ và lương thức đã thay thế cái thứ nhất bằng cái thứ hai. Vận dụng những kết quả này vào vấn đề của ý chí tự do [free will], ông cho thấy rằng những khó khăn nảy sinh từ việc người ta chọn lấy một lập trường sau khi hành động đã được thực hiện, rồi áp dụng cho nó cái phương pháp dựa vào khái niệm. Từ điểm nhìn của cái đang sống [the living], tức từ quan điểm của cái “tôi” thì những khó khăn này thể hiện ra vẻ ngoài ảo tượng [illusory], và tự do, mặc dù không thể định nghĩa bằng những từ ngữ trừu tượng hoặc bằng khái niệm, được công khai, là một trong những sự kiện rõ rệt nhất được chứng minh bằng sự quan sát.
Nhận xét đánh giá