- 10%
  • L’evolution Créatrice - Tiến Hoá Sáng Tạo

L’evolution Créatrice - Tiến Hoá Sáng Tạo

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

358,200 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

L’evolution Créatrice - Tiến Hoá Sáng Tạo

Tác giả: Henri Bergson (1859-1941)

Dịch giả: Nguyễn Anh Cường

Nxb:  Hồng Đức

Kích thước: 16 x 24

Số trang: 358

Loại bìa: Bìa cứng
 

Chi tiết sản phẩm

Tiến hóa sáng tạo là danh tác thứ ba và được biết đến nhiều nhất của triết gia người Pháp, Henri Bergson (1859-1941). Tác phẩm xem xét sự sống trong diễn trình tiến hóa từ phương diện triết học, hợp nhất cách hiểu cơ giới và hoạt sinh để tiếp cận một loại nhân quả sui generis của sự sống thông qua khái niệm Đà Sống, có khả năng minh giải bản tính của sinh giới xét như một quyền lực tâm lý. Dưới viễn cảnh này, lý thuyết tham vọng trình bày sự sinh triển của các năng lực nhận thức nói chung, tức là trí năng và bản năng, đặt chúng lại bên trong quá trình sinh học để hiểu được lý do tồn tại của từng khuynh hướng một xét như các vấn đề đặt ra đối với sự sống. Việc mở rộng các quan tâm triết học ra ngoài lĩnh vực tư biện quen thuộc, thăm dò các khía cạnh sinh học và tâm lý còn rộng hơn trật tự lô gic và cơ giới sẽ giúp chỉ ra các võng luận của trí năng khi nó muốn máy móc áp dụng phương pháp vốn đã thành tựu nơi vật trơ lên vật sống. Rốt cuộc chính là mở ra một hướng đi mới, một môn siêu hình học dựa trên trực giác ôm trọn kinh nghiệm, để khám phá các dòng tồn tục khác nhau “bên trên và bên dưới ta, nhưng theo một nghĩa nào đó thì cũng luôn ở trong ta”.
“Một kỳ quan, một phép màu trong lịch sử triết học.” – William James

………………………………………………………….

 

Lời người dịch
Không tuân phục cũng chẳng chỉ huy,
triết học đi tìm sự giao cảm.
— Henri Bergson.

Bergson xem triết học như nỗ lực để trực giác thứ gì đơn nhất, quá thuần nhất đến độ các tác gia cứ muôn đời diễn giải mà không tát cạn. Một thứ philosophia perennis đồng vọng với lời nhắn của Socrate về triết học như hành vi không ngừng lặp lại, ham muốn chẳng cùng trọn vẹn, cấu thành cái nghiệp yêu-sự-thông-tuệ của triết gia. Nỗ lực giao cảm với thứ thuần nhất không gì khác ngoài cuộc sống là vấn hỏi xuyên suốt thuyết Bergson, nếu có thể đặt tư tưởng của ông dưới tên gọi này, không phải như một hệ thống với tầng trên cố kết tầng dưới, mà là một loạt thăm dò đa dạng của tinh thần về cuộc sống theo các độ sâu khác nhau của cuộc sống, tựa như các biến tấu tuy khác biệt mà vẫn thông truyền với nhau, vẫn vang lên cái chủ đề chung cũng chính là dòng chảy bên trong vạn vật. Ông chẳng tìm cách đặt nền móng và do đó cũng không yên vị nơi xứ sở chân lý, vì chân lý của lý trí không phải là kinh nghiệm trọn vẹn của tinh thần. Mà ông muốn hòa tan vào sự biến dịch, trong lòng “cái tổng thể tự giao cảm với chính mình”, một động vật-vũ trụ như cổ nhân quan niệm(1).

Tiến Hóa Sáng Tạo là danh tác thứ ba và được biết đến nhiều nhất của triết gia người Pháp, Henri Bergson (1859-1941). Tác phẩm xem xét sự sống trong diễn trình tiến hóa từ phương diện triết học, hợp nhất cách hiểu cơ giới và hoạt sinh để tiếp cận một loại nhân quả sui generis qua khái niệm Đà Sống(2), có khả năng minh giải bản tính của sinh giới xét như một quyền lực tâm lý. Dưới viễn cảnh này, lý thuyết tham vọng trình bày sự sinh triển của các năng lực nhận thức nói chung, tức là trí năng và bản năng, đặt chúng lại bên trong diễn trình sinh học để hiểu được lý do tồn tại của từng khuynh hướng xét như các vấn đề đặt ra với sự sống. Việc mở rộng các quan tâm triết học ra ngoài lĩnh vực tư biện quen thuộc, thăm dò các khía cạnh sinh học và tâm lý còn rộng hơn trật tự lô-gíc và cơ giới, sẽ giúp chỉ ra các võng luận của trí năng khi nó định máy móc áp dụng phương pháp vốn đã thành tựu nơi vật trơ lên vật sống. Rút cục chính là mở ra một hướng đi mới, một môn siêu hình học dựa trên một trực giác ôm trọn kinh nghiệm, để khám phá các dòng tồn tục khác nhau “bên trên và bên dưới ta, nhưng theo một nghĩa nào đó thì luôn ở trong ta”. Một lời kêu gọi ra khỏi thân phận con người, đến với những chuyển động giãn nở hơn trong vật chất, hoặc co thắt hơn trong sinh vật, hay còn căng thẳng hơn nữa nơi các xúc cảm nghệ thuật và huyền nhiệm. Hai chương cuối, có lẽ chuyên môn hơn cả, tập trung lý giải sự sinh khởi và mối quan hệ thân mật của trật tự vật chất và trí năng hình học; trí năng quả đã chạm vào một nửa tuyệt đối, cái nửa rỡ ràng, cứng rắn mà vật chất hiển lộ cho ta, khi nó ẩn lấp phía còn lại trong u huyền, và ta chỉ có thể hiểu được trọn vẹn nếu quyết từ bỏ các thói quen của trí năng: vì vật chất là chuyển động đi ngược chuyển động uyên nguyên của đà sống. Để nói rằng, cho dù nhận định này có vẻ kì lạ, Tiến Hóa Sáng Tạo cũng bàn về không gian không kém về thời tục(3), hai mặt không thể tách rời của thực tại. Sau hơn trăm năm mà những suy tưởng táo bạo ấy vẫn mang nhiều bất ngờ và đột phá, và biết đâu chẳng giúp ta hiểu hơn các vấn đề sinh giới trong thời hiện tại? Tham vọng của quyển sách là không nhỏ, và các phương tiện lý luận mà Bergson viện đến cũng tương xứng: tác phẩm đối thoại với các lý thuyết sinh học (thuyết tân Darwin của Weismann, tân Lamarck của Cope), vật lý (Boltzmann, Carnot, Thompson và Faraday), triết học tiến hóa của Spencer, phản biện các hệ siêu hình học lớn (Aristote, Plotin, Spinoza, Leibniz, Kant). Thách thức là rất lớn, cho bằng cuộc du hành cũng ly kỳ, các lĩnh vực bàn đến thật đa dạng, nhưng sự chuyển dịch lại khéo léo tài tình. Dù vậy độc giả cũng đừng để dòng chảy ấy khiến mình e dè, nếu quả đây đó có phải đọc lại vài lần một câu một đoạn, thì với chút kiên định và chuyên nhất, ta vẫn có thể xuôi theo con đường vương giả này, vì kỳ cùng cái mà Bergson muốn đi tìm quả thực là một thứ gì rất thuần phác, mà cũng là quyền lực sáng tạo đang chảy bên trong mỗi kẻ mà thôi.

Quả thực, xét về mặt hình thức thì sức căng giữa hành vi trực giác đơn nhất và sự khai triển đa tạp ấy cũng chính là mối ưu tư của tác giả. Vóc người lênh khênh trong y phục tối màu và lịch lãm, đôi mắt sáng như phản vào nội tâm ấy, ngay từ thời trẻ đã sở hữu một thiên phú để trình bày không chút khó khăn những vấn đề phức tạp với một văn phong giản dị và trong sáng. Những bài giảng được đọc chậm rãi mà mạch lạc tựa như thời gian giãn ra thành lời, đó cũng là kỉ niệm mà nhiều người vẫn nhớ về ông, hay ít ra cũng về bầu không khí vừa thấp thỏm vừa trang trọng trong lớp đại chúng chật kín các bà các cô, xen lẫn sinh viên và thầy dòng trong học đường tịch mịch ở Collège de France, giữa phố Latin vào tối thứ sáu hàng tuần. Và những gì mà Schopenhauer nói về mình thì cũng đúng với Bergson: một tư duy chín chắn như đầm thu nơi cao lĩnh, càng sâu thẳm thì càng vắng lặng quang thanh. Sự giản dị ấy cũng thể hiện một thái độ chân thành của cơ thể và ý chí, không ngừng dõi theo một tình cảm thuần phác, với nỗi lo thường trực sẽ để nó vụt bay trong trò suông của chữ nghĩa. Đạo ẩn ư tiểu thành, ngôn ẩn ư vinh hoa. Mạc nhược dĩ minh(4) (Chẳng gì bằng ánh sáng trực giác). Dù trực giác về chuyển động ấy không giữ được lâu, nhưng ta vẫn mơ hồ nhận thấy đà phóng sự sống này trong những tình cảm ân cần ở nơi con người, động vật, trong cây cối, khi một con ong yêu một hoa lan, khi một đám mây yêu một ngọn núi. Với ông thì trực giác là vầng sáng bàng bạc phủ quanh hạt nhân trí tuệ của các hệ thống triết học, và là thứ còn đáng giá hơn cả hệ thống, nó rộng hơn trí năng và cũng được nhận ra trong các khu vực ngoại triết học, nếu ta gạt đi các thành kiến và nhìn vào thế giới với con mắt vô vị lợi, không phân biệt. Quả là cái đại tượng vô hình, đại âm vô thanh mà các khái niệm cứ loay hoay nắm bắt, càng phân tích càng miên diễn rườm rà, thì chẳng phải những l’esprit de finesse, tức là nhà thơ hay bậc cao sĩ vẫn tìm thấy trong ngâm vịnh và tiếng hét đấy thôi. Mấy lời dông dài cũng để nói rằng cái văn tài cao nhã đã được hàn lâm viện xứng dương ấy, chúng tôi xét khó theo trọn, ít ra cũng ráng giữ tinh thần giản dị của Bergson trong bản dịch này. Còn các sai sót khó tránh, xin quý độc giả thứ cho. Vả chúng tôi còn chán nói về mình hơn là nói về Bergson thông qua chính mình, nên ta hãy để tác giả nói về tác phẩm, bằng cách nói về sự sống.

Các chú thích của Bergson được chú là B. Các chú thích của người dịch là ND. Chúng tôi lược dịch một số chú của Arnaud François từ ấn bản phê bình của PUF, các phần này sẽ được chú là AF. Ngoài ra, chúng tôi có soạn thêm phần chỉ mục ở cuối sách để tiện tra cứu.

Sài Gòn, 2023.

 

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng