-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
BÀN VỀ TỰ DO - (ON LIBERTY)
Tác giả: John Stuart Mill
Dịch giả: Nguyễn Văn Trọng
Nhà xuất bản: Tổng Hợp
Kích thước:
Số trang: 208
Loại bìa: Bìa cứng
JOHN STUART MILL là triết gia và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở nước Anh thế kỷ XIX. Giới học thuật ngày nay vẫn còn nhắc tới tên tuổi của John Stuart Mill vì những đóng góp đặc sắc trong lĩnh vực tư tưởng. Ông được xem như một triết gia can đảm dám dấn thân vào những vấn đề nhạy cảm của thời đại. Ông bộc lộ mình như một người lãng mạn, say mê tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ và các đóng góp của ông mang dấu ấn cá tính riêng rõ rệt. Tuy nhiên, John Stuart Mill cũng là người luôn sẵn sàng học hỏi người khác và người ta có thể nhận ra dấu vết của hầu hết những khuynh hướng tư tưởng của thời đại trong các trước tác của ông.
Tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill đề cập đến khái niệm tự do xã hội như là ranh giới giữa kiểm soát xã hội và độc lập cá nhân. Ông xuất phát từ quan điểm của Wilhelm von Humboldt nhận định rằng: mục tiêu của nhân loại là sự phát triển cao nhất và hài hoà nhất mọi năng lực của con người, và cần có hai điều kiện - tự do và sự đa dạng của các tình huống - để mục tiêu ấy có thể đạt được. Ông đề ra các nguyên lý về quyền tự do nhằm đạt được sự hài hoà trong quan hệ giữa con người cá nhân và cộng đồng xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển.
Các đóng góp tư tưởng của John Stuart Mill để lại dấu ấn rõ rệt trong văn hoá phương Tây. Luận văn Bàn về tự do của ông luôn được các học giả phương Tây coi là tác phẩm kinh điển và sau gần một thế kỷ rưỡi nó vẫn còn là đối tượng được trích dẫn và tranh cãi trong các nghiên cứu hiện đại. Đáng chú ý là cuốn sách này được người Nhật dịch và xuất bản ngay từ năm 1871 (nguyên bản công bố ở Anh năm 1859) với hàng triệu ấn bản và rất được các nhà duy tân Nhật Bản coi trọng. Người đọc phương Đông, vốn quen với nếp nghĩ Nho giáo, hẳn sẽ tìm thấy ở đây một cách tiếp cận văn hóa khác, soi sáng thêm nhiều vấn đề nhân sinh mà con người dường như mãi mãi sẽ vẫn còn phải băn khoăn.
Nhận xét đánh giá