-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách (ghi chú ở phần đặt hàng)
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Các Khái Niệm Chính Trị Của Hannah Arendt
Tác giả: Nguyễn Thị Từ Huy
Nhà xuất bản: Đà Nẵng
Kích thước:
Số trang: 288
Loại bìa: Bìa mềm
📗 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRỊ CỦA HANNAH ARENDT
Johanna "Hannah" Arendt (1906 - 1975) là một nhà triết học chính trị và tác giả, sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Hanover, Đức. Bà từng theo học triết học với hai bậc thầy triết học vĩ đại nhất của nước Đức trong thế kỷ 20- Heidegger và Karl Jaspers. Bà cũng từng là người yêu của Heidegger-cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh- trong một thời gian dài. Năm 1941, trước sự khủng bố người Do Thái của phát xít Đức, Arendt trốn thoát sang Mỹ. Bà nhập quốc tịch Mỹ năm 1950, tham gia giảng bài ở nhiều trường đại học danh tiếng và là nữ giáo sư chính (full professor) đầu tiên ở Princeton vào năm 1959.
Arendt là một tác gia đồ sộ. Những tác phẩm nổi tiếng của bà là: Các nguồn gốc của chủ nghĩa toàn tri: Điểu kiện làm người; Về Cách mạng; Eichmann ở Jesusalem, một tường thuật về sự tám thường của cái ác; Con người trong thời kỳ đen tối; Các cuộc khủng hoảng của viên Cộng hòa; Đời sống của Tinh thần (một chuyên luận dài hơi về triết học); và tuyển tập Giữa quá khứ và tương lai.
[...]
Tại sao phải tìm hiểu và giới thiệu tư tưởng của Hannah Arendt? Đó là một triết gia mà cuộc đời phản ánh những vấn đề trọng đại nhất trong thế kỷ của bà, và các tác phẩm mang lại những giá trị vượt thời gian, bất chấp hoặc cùng với việc chúng gây ra những tranh cãi dữ dội.
[...]
Cuốn sách hướng tới mục đích giới thiệu các khái niệm trong chính trị học của Hannah Arendt. Điều phải nhấn mạnh là các khái niệm này tạo thành một mạng lưới với những mối quan hệ chẳng chịt. Chúng liên kết với nhau, liên quan tới nhau, mắc nối vào nhau, khái niệm này định nghĩa khái niệm kia. Đọc Arendt, muốn hiểu khái niệm “quyền lực” thì phải hiểu khái niệm “hành động”, “hành động” lại liên quan chặt chẽ đến “tự do”, và cả “tự do” lẫn “hành động” không thể được hiểu nếu bị tách rời khỏi “chính trị”. Và chính điều này tạo ra khó khăn khi tìm cách cắt nghĩa rõ ràng từng khái niệm. Khó khăn là ở chỗ không thể đặt các khái niệm một cách biệt lập để tường giải, mà chúng cần được sử dụng để soi chiếu lẫn nhau, vì thế có thể tạo nên cảm giác lặp đi lặp lại một số điều đã nói.
Tác giả
---
Chính trị-Tự do-Hành động, ba phương diện của một vấn đề, ba trong một, tuy ba mà một. Cần tiếp tục phát triển và đào sâu suy nghĩ về bộ ba này, nếu muốn hiểu các vấn đề của thế giới hiện nay, cái thế giới mà, hơn bao giờ hết, đang có nguy cơ bị “đánh mất”, bị “sa mạc hóa”, tức là bị hủy hoại, worldlessness, điều mà chính Arendt đã cảnh báo trong các nghiên cứu của bà. Cần tiếp tục xem xét bộ ba Chính trị-Hành động-Tự do chừng nào ta còn truy vấn về công cuộc làm người của mình ở trên trái đất này và trong thế giới này.
- Paolo Flores d’Arcais
Nhận xét đánh giá