-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
1, Những cuộc hội ngộ của văn chương thế giới - Văn học so sánh: Nghiên cứu và dịch thuật
Tác giả: Khoa Văn Học- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQG TP HCM
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 364
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2019
2. Vượt qua những ranh giới của văn chương: Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành
Tác giả: Khoa Văn Học- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQG TP HCM
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 218
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2019
So sánh là thao tác cơ bản của tư duy. Mọi sự vật đều được nhận thức thông qua So sánh. Văn học như một loại hình tư duy bằng nghệ thuật về bản chất là sự So sánh. Tỷ dụ, ẩn dụ , hoán dụ... là những phương thức ngôn ngữ làm nên văn học. Các tư tưởng về văn học, từ quan niệm mimesis (mô phỏng) của Aristotle thời cổ đại cho tới “văn học là nhân học” thời hiện đại, đều nhấn mạnh vào bản chất so sánh đó.
So sánh cũng là thao tác cơ bản của thưởng thức và phê bình văn học có từ thời cổ đại. Tuy nhiên, phải đến thời cận đại, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XIX, khi tư duy khoa học đã hiện diện trong các lĩnh vực nhân văn, trong đó có văn học, thì so sánh mới được ý thức như một phương pháp, và đó cũng là thời điểm khởi đầu cho văn học so sánh. Như vậy cho đến nay , văn học so sánh đã trải qua một lịch sử gần hai thế kỷ. Thế những câu hỏi “văn học so sánh là gì?” và vấn đề số phận , khả năng sinh tồn của nó như một bộ môn, một lĩnh vực, một xu hướng nghiên cứu vẫn không ngừng được đặt ra. Ba định nghĩa được trích ở trang bên thay cho những đề từ phần nào thể hiện những thay đổi theo thời gian trong cách hiểu về văn học So sánh. Điều này cho thấy văn học so sánh là một môn học luôn nằm trong trạng thái vận động, lúc thăng lúc trầm, nhưng không ngừng tìm tòi và đổi mới để thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau của các thời đại.
Với mong muốn mở rộng phạm vi quan tâm, hội nhập với bối cảnh nghiên cứu trên thế giới đầu thế kỷ XXI, công trình về văn học so sánh của tập thể các nhà nghiên cứu Khoa Văn học (ĐH KHXH&NV TPHCM) sau cuốn thứ nhất với nhan đề "Những cuộc hội ngộ văn chương thế giới - Văn học so sánh: nghiên cứu và dịch thuật" tập trung vào các vấn đề lý thuyết và thực hành nghiên cứu nội văn học, được tiếp nối với cuốn thứ hai với nhan đề "Vượt qua những ranh giới của văn chương – Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành".
Cuốn sách "Những cuộc hội ngộ của văn chương thế giới - Văn học so sánh: Nghiên cứu và dịch thuật" là sự kế thừa một phần nội dung đã có trong cuốn Văn học so sánh: Nghiên cứu và dịch thuậtnăm 2003, đồng thời bổ sung những bản dịch và những nghiên cứu mới, được thực hiện bởi các giảng viên và những nhà khoa học đã hoặc đang học tập và làm việc tại Khoa.
Phần đầu của sách là những bài viết và bài dịch giới thiệu các vấn đề chung của văn học so sánh, từ những khái niệm cơ bản đã được nói đến từ rất lâu như văn học so sánh, văn học thế giới, văn học tổng quát, các vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, đến những vấn đề của thời hiện tại như chủ nghĩa xuyên quốc gia, phiên dịch học, tiếp nhận văn học như những hướng nghiên cứu được các nhà văn học so sánh đương đại quan tâm.
Hai nội dung tiếp theo là những nghiên cứu cụ thể các hiện tượng văn học của thế giới trong mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng và quan hệ song song, loại hình. Các bài viết về văn học Việt Nam cổ điển và hiện đại cũng được trình bày trong tương quan so sánh với văn học khu vực, văn học thế giới.
Và cuối cùng, chúng tôi dành những trang kết của sách cho bài viết của cố giáo sư Trần Thanh Đạm như một sự tưởng nhớ và tri ân đối với người đã mở đầu cho hướng nghiên cứu và giảng dạy văn học so sánh của Khoa Văn học. Dù đã được viết cách đây gần 20 năm, nhưng cho đến nay, bài viết vẫn mang tính thời sự, cho thấy những cơ hội, những thách thức và những triển vọng đối với văn học so sánh nói chung cũng như đối với hướng phát triển của Khoa Văn học như một trung tâm của nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam nói riêng.
-------
Vượt qua những ranh giới của văn chương: Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành
Nghiên cứu liên ngành trong văn học so sánh rất rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Các bài viết trong sách cũng đã phần nào chạm tới những vấn đề tiêu biểu nhất mà các nhà văn học so sánh nói riêng, cũng như những người chú ý đến khoa học nhân văn hiện đại quan tâm. Đó là những nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là những nghệ thuật sử dụng ngôn từ, thông qua khảo sát những vấn đề lý thuyết kịch có từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, quá trình tiếp biến, cải biên từ các tác phẩm văn học đến những sân khấu truyền thống như "hát bội" của Việt Nam, "khon" của Thái Lan, hay việc chuyển thể văn học thành các tác phẩm văn học thời hiện đại. Đó cũng là những hướng tiếp cận nhân học văn học đối với hành động học trong lý thuyết tiếp nhận văn học của của Wolfgang Iser, nhân học văn hóa đối với một số hiện tượng văn học nữ. Những hiện tượng văn hóa đại chúng, dù có từ thời cổ xưa như trò Bói bài Tarot hay chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ này như mạng xã hội nhưng đều tác động không nhỏ đến đời sống cá nhân và xã hội, đã được các tác giả của sách quan tâm khảo sát. Vai trò của báo chí, của chữ viết ở đầu thế kỷ XXI như toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, nữ quyền, sinh thái đều được soi chiếu trong tương quan với văn học.
Nhận xét đánh giá