-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Combo Tâm lý học lâm sàng & Thăm khám tâm lý trong thực hành lâm sàng + Bài tập đi kèm
Tác giả: Danna Castro và nhiều tác giả
Nhà xuất bản: Tri Thức
Khổ sách: 16x24 cm
Tổng số trang: 712
Loại bìa: Bìa mềm
Năm XB: 2024
1. TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
Định nghĩa tổng quát về Tâm lý học
Về mặt từ nguyên, thuật ngữ “tâm lý học” (psychology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp của “psyché” (tâm hồn) và “logos” (khoa học). Tâm lý học, như vậy, có nghĩa là khoa học về tâm hồn, khoa học nghiên cứu tâm trí. Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.
Các hành vi mà Tâm lý học nghiên cứu liên quan đến hai phương diện cụ thể: các hành vi có tính tâm vận động (ví dụ sự phát triển của trẻ nhỏ tùy theo tuổi: tư thế của đầu, bò bằng tứ chi và đi bằng hai chân) và các chức năngtâm lý (ví dụ như sự nhận thức, ngôn ngữ, sự học tập, trí thông minh, tư duy, ký ức, động cơ, cảm xúc...). Sự mô tả và giải thích khoa học các hành vi này dựa trên một tổ hợp các kỹ thuật nghiên cứu (quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm...) và các học thuyết (Phân tâm học, Tâm lý học Nhận thức - Hành vi, Tâm lý học Xuyên văn hóa...) mà chúng ta sẽ đề cập sau.
Lịch sử và nguồn gốc của Tâm lý học Lâm sang
Từ “lâm sàng” (clinique trong tiếng Pháp hay clinical trong tiếng Anh) bắt nguồn từ từ “cliné” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “giường”. Từ này được dùng từ lâu trong Y học, để chỉ sự thăm bệnh của bác sỹ tại giường bệnh của bệnh nhân; nhờ có sự thăm bệnh lâm sàng này mà bác sỹ chẩn đoán và cho y lệnh điều trị.
Là một nhánh của Tâm lý học, một cách tổng quát, Tâm lý học Lâm sàng có mục tiêu nghiên cứu sâu xa các quá trình tâm trí của một cá nhân từ các hành vi bình thường đến bệnh lý; tiến trình này được thực hiện thông qua việc tiếp cận, gặp gỡ với cá nhân, dựa trên các trường hợp cụ thể, bằng các phương pháp chuyên biệt.
2. THĂM KHÁM TÂM LÝ TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Thăm khám tâm lý là việc sử dụng một tập hợp nhiều công cụ đánh giá tâm lý (hỏi chuyện, trắc nghiệm, thang đo, bảng hỏi…) để tìm hiểu đời sống tâm lý của một cá nhân, ở các khía cạnh trí tuệ, tình cảm, quan hệ xã hội, hành vi… Thăm khám tâm lý là một dạng thức can thiệp đặc thù của nhà tâm lý, là công việc cần thiết cho nhiều lĩnh vực của đời sống và có tính xuyên văn hóa. Dạng thức can thiệp này của nhà tâm lý đặc trưng bởi tính lâm sàng rõ rệt, vì nó là quá trình sử dụng tổng hợp tất cả những kiến thức lý thuyết, những quan sát lâm sàng-thực hành, những định hướng có tính phương pháp luận và những công cụ liên tục được điều chỉnh, thích nghi trong lĩnh vực tâm lý học.
Nhờ có thăm khám tâm lý, nhà tâm lý có thể đưa ra những gợi ý can thiệp hợp lý. Sự năng động và thuộc tính riêng của các công cụ thăm khám tâm lý cho phép nhà thực hành phát hiện ra tính độc đáo đặc thù của mỗi cá thể và sự khác biệt giữa các cá nhân.
--
Tác giả DANA CASTRO là nhà tâm lý lâm sàng, nhà tâm lý trị liệu, giảng viên và hiệu trưởng Trường Tâm Lý Thực Hành (Pháp).
Nhận xét đánh giá