-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Đức Phật Thời Tiền Phật Giáo - Trí Tuệ Từ Những Giáo Lý Sơ Khai
Tác giả: Gil Fronsdal
Dịch giả: Lan Phương
Nxb: Lao Động
Kích thước: 13x19
Số trang: 276
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
“Đức Phật thời tiền Phật giáo: Trí tuệ từ những giáo lý sơ khai” là bản dịch từ một tập các bài kinh kệ Phật giáo cổ thường được coi là một trong những giáo lý đầu tiên của Đức Phật. Aṭṭhakavagga, hay Phẩm tám, được các học giả tin rằng là một trong những kinh điển Phật giáo được ghi ghép sớm nhất, và trong tập kinh này, chúng ta thấy giáo lý của Đức Phật được cô đọng thành cốt yếu.
Bản dịch ra tiếng Anh và phần chú giải của Gil Fronsdal cho thấy mối quan tâm chính của tập kinh là niềm hỷ lạc đến từ việc nhận ra và buông bỏ sự bám chấp vào những quan điểm huyễn hoặc vốn tạo nên khổ đau. Đó là phương thuốc đơn giản hữu ích với chúng ta ngày nay cũng như với những thính chúng đầu tiên của Đức Phật.
“Kích thích, lay động và đầy cảm hứng. Bản dịch (ra tiếng Anh) xuất sắc của Gil Fronsdal giúp chúng ta mường tượng Giáo Pháp có thể được cất lên như những áng thơ trong sự cô tịch của rừng già. Bằng việc thách thức một số kiến thức đã được thừa nhận của Phật giáo chính thống, những giáo lý này mời gọi độc giả đặt câu hỏi về niềm tin sâu sắc vào bản chất của chân lý.” - Stephen Batchelor, tác giả cuốn After Buddhism (tạm dịch: Sau khi Phật thành đạo)
“Được thừa nhận rộng rãi là một trong những kinh văn cổ nhất của Phật giáo, Phẩm Tám rất khác biệt so với các kinh điển Phật giáo khác, thiếu vắng nhiều luận điểm giáo lý vốn gắn liền với Phật giáo. Bản dịch ra tiếng Anh mới mẻ của Gil Fronsdal, cùng với phần chú giải rõ ràng cho từng phần của kinh văn được chắt lọc từ nghiên cứu học thuật và nhiều năm hành thiền của ông, sẽ làm cho tập kinh cổ này trở nên sống động đối với một thế hệ độc giả mới.”
- Jan Nattier, tác giả cuốn A Few Good Men: The Bodhisattva Path according to The Inquiry of Ugra (tạm dịch: Những người thiện lành: Con đường Bồ Tát theo Kinh Trưởng Giả Úc Già)
Tác giả:
Tiến sĩ Gil Fronsdal hiện đang giảng dạy Thiền tại Insight Meditation Center ở Redwood City, California, Hoa Kỳ. Ông thực hành Phật giáo theo tông phái Thiền tông Tào Động và Thiền Vipassanā từ năm 1975, và hiện đang giảng dạy về thực hành Phật giáo tại Khu vực Vịnh San Francisco.
Mục lục:
Chương 1: Kinh Về Dục
Chương 2: Kinh Hang Động Ái Dục Tám Kệ
Chương 3: Kinh Sân Hận Tám Kệ
Chương 4: Kinh Thanh Tịnh Tám Kệ
Chương 5: Kinh Tối Thắng Tám Kệ
Chương 6: Kinh Về Già
Chương 7: Kinh Dạy Tissa Metteyya
Chương 8: Kinh Dạy Pasūra
Chương 9: Kinh Dạy Māgaṇḍika
Chương 10: Kinh Trước Khi Thân Tan Rã
Chương 11: Kinh Về Tranh Luận
Chương 12: Tiểu Kinh Về Ngõ Cụt
Chương 13: Đại Kinh Về Tranh Luận
Chương 14: Kinh Con Đường Mau Chóng
Chương 15: Kinh Về Bạo Lực
Chương 16: Kinh Dạy Xá Lợi Phất
Trích đoạn sách:
GÌN GIỮ GIÁO PHÁP
Kinh Soṇa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp bằng chứng về phương thức cổ xưa của Phật giáo là sử dụng thi kệ để bảo tồn, lĩnh hội và phổ biến những giáo lý quan trọng. Một mối liên hệ mật thiết giữa giáo lý nhà Phật và thi kệ đã có từ những ngày đầu của đạo Phật. Kinh sách Phật giáo cổ ghi rằng, những lời pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết sau khi giác ngộ được diễn đạt bằng câu kệ. Những kinh sách này chứa hàng trăm bài kinh kệ và hàng ngàn bài kệ dùng để truyền đạt giáo lý. Một số bài kinh kệ đứng một mình, giống như trong Phẩm tám. Một số bài khác xuất hiện xen kẽ trong các đoạn văn xuôi, hoặc để nhấn mạnh, được đặt ở cuối phần giáo lý bằng văn xuôi như một cách để nhắc lại lời dạy quan trọng.
Theo những ghi chép sớm nhất còn sót lại, Đức Phật và các đệ tử của ngài chủ động bảo tồn và truyền bá giáo lý của ngài bằng cách sử dụng thi kệ.
Câu chuyện về việc ngài Soṇa tụng đọc Phẩm tám là một ví dụ cho thấy thi kệ là một phương tiện truyền đạt giáo lý được chấp nhận, thậm chí có thể còn được mong đợi.
Nhận xét đánh giá