-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồ
Tác giả: Đặng Hồng Sơn
Nxb: Thế Giới
Kích thước: 16 x 24 m
Số trang: 582
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2018
GẠCH NGÓI VÀ VẬT LIỆU TRANG TRÍ TRÊN MÁI THỜI LÝ - TRẦN - HỒ
Tác giả: Đặng Hồng Sơn
Cuốn sách Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồ là kết quả nghiên cứu và phát triển lên từ luận văn thạc sĩ và luận án tiến sỹ của TS. Đặng Hồng Sơn - Giảng viên Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương và nhiều tiểu mục nhỏ:
- Chương 1: Di tích kiến trúc thời Lý - Trần - Hồ
- Chương 2: Gạch ngói thời thời Lý - Trần - Hồ
- Chương 3: Trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồc
- Chương 4: Đặc trưng văn hóa của gạch ngói và trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồ
Mục đích của công trình là nghiên cứu một cách toàn diện về hệ -thống gạch ngói cũng như trang trí trên mái thời Lý-Trần-Hồ ở miền Bắc Việt Nam, từ đó tiến sâu lý giải và phác họa một phương án sử dụng những vật liệu kiến trúc đó, đồng thời tìm hiểu nguồn gốc văn - hóa của gạch ngói và nghệ thuật trang trí trên mái kiến trúc đương thời. Để đạt được mục đích trên, công trình triển khai nghiên cứu trên ba nội dung cơ bản dưới đây:
1. Trên phương diện tài liệu di vật, công trình không chỉ tập hợp và chỉnh lý hệ thống những tiêu bản vật liệu gạch ngói và trang trí trên mái đã từng xuất bản, mà còn tiếp cận di vật thật tại các bảo tàng địa phương cũng như những tiêu bản di vật mới khai quật được, từ đó tiến hành nghiên cứu loại hình. Nhờ đó, thông qua công trình, giới nghiên cứu có được thông tin tương đối toàn diện về gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái ở miền Bắc Việt Nam thời Lý-Trần-Hồ.
2. Trên phương diện phân bố, công trình tiến hành phân vùng nghiên cứu các di tích kiến trúc thời Lý-Trần Hồ (chương 1, mục 1.4), từ đó có thể thấy được sự tương đồng về mặt loại hình cũng như những khác biệt mang tính khu vực của gạch ngói và trang trí trên mái.
3. Trên phương diện loại hình di vật, công trình căn cứ theo đặc điểm vật liệu gạch ngói và trang trí trên mái khai quật được tại các di tích kiến trúc thời Lý-Trần-Hồ ở miền Bắc Việt Nam để tiến hành phân tích loại hình, hoa văn và minh văn (chương 2 và chương 3). Thông qua đó có thể tìm hiểu nguồn gốc và phân tích các giá trị văn hóa của chúng (chương 4).
Nhận xét đánh giá