-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Giáo Trình Các Lí Thuyết Phát Triển Tâm Lí Người
Tác giả: Phan Trọng Ngọ - Lê Minh Nguyệt
Nxb: ĐHSP HN
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 408
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2023
GIÁO TRÌNH CÁC LÍ THUYẾT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ NGƯỜI
Tác giả: Phan Trọng Ngọ - Lê Minh Nguyệt
Từ khi là ngành khoa học độc lập đến nay, Tâm lí học đã hình thành nhiều hệ thống lí thuyết đan xen vào nhau, phản ánh nhiều góc độ khác nhau về bản chất và sự phát triển tâm lí cá nhân. Trong số đó, có những lí thuyết rất đồ sộ, là trụ cột, là cứu cánh của Tâm lí học. Trong khuôn khổ của giáo trình, không thể để cập hết các lí thuyết hiện có, chỉ giới hạn bốn hệ thống phổ biến: Tâm lí học phát sinh nhận thức, Tâm lí học phân tâm, Tâm lí học hành vi và Tâm lí học hoạt động. Đây là những hệ thống lí thuyết trụ cột và hiện đại trong hệ thống Tâm lí học thế kỉ XX, đặc biệt trong lĩnh vực Tâm lí học phát triển. Nếu thiếu một trong bốn hệ thống này thì bức tranh về sự phát triển tâm lí người sẽ bị méo mó, phiến diện và không sâu sắc. Vì vậy, bất kì ai, muốn học tập và nghiên cứu về sự phát triển tâm lí người “buộc” phải hiểu các lí thuyết trên.
Cuốn sách “Giáo trình các lí thuyết phát triển tâm lí người” được biên soạn trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy và vận dụng các lí thuyết phát triển tâm lí người cho nhiều đối tượng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các lí thuyết tâm lí học được để cập trong tài liệu này có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều thập kỉ, là kết tinh tâm huyết và trí tuệ của nhiều thế hệ các nhà bác học vĩ đại.
Cấu trúc của giáo trình gồm bảy chương:
Chương 1: Những vấn đề chung khi nghiên cứu các lí thuyết phát triển tâm lí người. Trong đó đề cập tới những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu sự phát triển tâm lí người; định dạng một lí thuyết khoa học và lí thuyết về sự phát triển tâm lí cá nhân; cách tiếp cận nghiên cứu, ứng dụng các lí thuyết phát triển tâm lí cá nhân trong bối cảnh tiến hoá của tri thức khoa học.
Chương 2: Thuyết Phát sinh nhận thức và trí tuệ của J. Piaget. Đề cập tới các nghiên cứu đồ sộ và lí luận của nhà bác học J. Piaget về lĩnh vực rất chuyên sâu: Sự phát triển các cấu trúc nhận thức và thao tác trí tuệ của trẻ em từ sơ sinh đến trưởng thành.
Chương 3: Thuyết Phân tâm. Đề cập tới lĩnh vực nghiên cứu rất đặc thù của một trong những nhà bác học vĩ đại nhất của Tâm lí học: S. Freud, về năng lượng vô thức của cá nhân, sự đầu tư của nó trong quá trình hoạt động và phát triển của cá nhân. Đồng thời, cũng đề cập tới một lí thuyết mang tính ôn hoà hơn về sự phát triển tâm lí xã hội: Lí thuyết của Erik Erikson.
Chương 4: Thuyết Hành vi. Đề cập tới bối cảnh ra đời của Tâm lí học hành vi; Những luận điểm cơ bản của Tâm lí học hành vi cổ điển của J. Watson và lí thuyết của các nhà tâm lí học hành vi sau này: E.C. Tolman, B.F. Skinner và A. Bandura.
Chương 5, chương 6, chương 7 đề cập tới lí thuyết của các nhà tâm lí học Nga cùng theo quan điểm tiếp cận: Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển hoạt động của cá nhân, nghiên cứu cuộc sống thực và hoàn cảnh thực của cá nhân để hình thành và phát triển tâm lí của họ. Từ đó hình thành hệ thống Tâm lí học hoạt động. Nhà bác học vĩ đại L.S. Vygotsky với tư cách là người lĩnh xướng, đặt ra vấn đề về đối tượng và phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu tâm lí học phát triển theo hướng mới, còn A.N. Leontiev, B.F. Lomov và P.Ia. Galperin và các nhà tâm lí học khác đã phát triển, hoàn thiện các ý tưởng của hệ thống tâm lí học này.
- Trích Lời nói đầu
Nhận xét đánh giá