- 10%
  • Homo Viator: Dẫn Nhập Triết Học Về Con người – Vũ trụ – Thiên Chúa

Homo Viator: Dẫn Nhập Triết Học Về Con người – Vũ trụ – Thiên Chúa

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: bayard
80,100 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Dẫn nhập triết học về Con người – Vũ trụ – Thiên Chúa 

Tác giả:  ATHANASE NGUYỄN QUỐC LÂM

Dịch giả: 

Nhà xuất bản: Tôn Giáo

Kích thước: 14 x 21.5 cm

Số trang: 316

Loại bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2023

Chi tiết sản phẩm

DẪN NHẬP TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI – VŨ TRỤ – THIÊN CHÚA - Tác giả: Athanase Nguyễn Quốc Lâm 

Con người là “con vật” duy nhất có khả năng “ngạc nhiên” và cũng vì thế luôn đặt câu hỏi, từ lúc sinh ra cho đến khi nằm xuống, từ câu hỏi đơn giản, quen thuộc nhất: hôm nay mình ăn gì? Cho đến câu hỏi cũng đơn giản nhưng vô cùng lạ: Tôi là ai? Là ai trong nhân loại này? Là ai trong thế giới tự nhiên? Và thậm chí là ai trước mặt Thiên Chúa?

Đó cũng là lý do tác phẩm mang tựa đề “Homo viator”, con người như một lữ khách, một kẻ không ngừng lên đường tra vấn mình là ai, với chính mình, với nhân loại, với thế giới sống chung quanh và với những gì siêu vượt trên đời sống quá phàm tục. Nói khác đi, hiện hữu nhân linh sẽ thực sự mang ý nghĩa trong mối liên hệ với ba “điều” phác nên chân trời suy tư, cũng là chân trời sống cũng của con người: Con Người (Anthropos) – Vũ Trụ (Kosmos) – Thiên Chúa (Theos).

Tác phẩm được biên soạn như một dẫn nhập khiêm tốn về ba mối liên hệ đó. Cách cụ thể, tác phẩm kết nhập ba phần vừa độc lập, vừa nối kết trong một toàn thể qua ba chiều kích thường hằng trong thân phận con người: nhân học (anthropology), vũ trụ học (cosmology) và thần học (theology).

— Phần I: “Ý hướng triết học” – con người với chính mình: một dẫn nhập vào triết học theo nghĩa phản tỉnh về cách sống, cách suy tư đặc trưng của con người.

— Phần II: “Mái nhà chung” – con người với vũ trụ, thiên nhiên: một suy tư về mối tương quan giữa con người với thiên nhiên trong bối cảnh khủng hoảng về môi sinh của thời hiện đại.

— Phần III: “Triết học tôn giáo” – con người với Thiên Chúa: một cố gắng đọc ra ý nghĩa mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa, xuyên qua kinh nghiệm vô cùng cổ xưa nhưng luôn mới mẻ trong hành trình tinh thần của nhân loại: tôn giáo.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng