-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
LỊCH SỬ TÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN
Tác giả: André Baudrit
Dịch giả: Phạm Bích Lệ
NXB: Tri Thức
Kích thước: 16 x 24cm
Số trang: 412 trang
Loại bìa: Bìa mềm
Năm XB: 2024
LỊCH SỬ TÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN
Tác giả: André Baudrit - Dịch giả: Phạm Bích Lệ
Nhắc đến tên gọi của những con đường Sài Gòn xưa là nhắc đến tên những vị anh hùng, những vĩ nhân có công lao dẫn dắt, kiến tạo một thành phố nguyên sơ với “Đầm lầy và những khóm tre dày mọc tự do. Những người bản địa sống trong những túp lều ọp ẹp, tồi tàn, trên những chiếc nhà sàn yếu ớt dọc theo các con kê”
Trước khi đi vào chi tiết từng tên đường và tiểu sử các vĩ nhân có tên đặt cho con đường thì những trang đầu tiên “miêu tả” về những “đồn đoán tương lai thành phố này”: “Nghiên cứu về lịch sử đô thị Sài Gòn cho thấy rằng những cư dân đầu tiên tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của thành phố. Niềm tin cho sự phát triển của thành phố trong tương lai chính là dựa vào những tuyến đường huyết mạch, đó cũng là suy tính khôn ngoan của Đô đốc Rigault De Genouilly.”
“Khi người Pháp đến, một vài đường phố đã tồn tại sẵn ở đó, như những con đường chạy dọc theo Arroyo Chinois (kênh Tàu), các con đường huyết mạch như Catinat (Đường Đồng Khởi ngày nay), Paul-Blanchy (Đường Hai Bà Trưng ngày nay) và đại lộ Luro (Đinh Tiên Hoàng ngày nay) hoặc đại lộ Citadelle (đường Tôn Đức Thắng ngày nay). Họ rải đá để từng bước phát triển những con phố này.”
“Năm 1865, tình hình đã đi theo chiều hướng thuận lợi, Sài Gòn đã có một bước tiến đột phá: Đường phố mới được mở ra, nhiều cao ốc mọc lên, quy hoạch thành phố đã thu hút nguồn lao động.”
“Đường phố Sài Gòn là tiêu chí để đánh giá sự sáng tạo và nỗ lực của người Pháp trong 80 năm, những cung đường ở Sài Gòn sẽ chứng minh rằng “thiên tài thuộc địa” không phải là một từ vô nghĩ”
Hơn ¾ cuốn sách trình bày về tất cả những công trình đường phố, quảng trường, bia, tượng đài, công viên, ở Sài Gòn, và đặc biệt chú trọng vào tên của các tuyến đường, nêu bật cuộc đời và sự nghiệp của các vĩ nhân để biết được lý do vì sao con đường mang tên của họ.
Mỗi con đường được đề cập đến đi theo các nội dung:
- Mô tả về vị trí, hướng các đường phố;
- Lịch sử ngắn gọn của đường phố, các tòa nhà liên quan hay tòa nhà tọa lạc trên các con đường;
- Tiểu sử của nhân vật đặt tên cho những con đường.
Tiểu sử của mỗi nhân vật được kèm theo danh sách các tác phẩm của nhân vật đó.
Ngoài ra, sau khi đọc xong ấn phẩm này, độc giả sẽ có thể đối chiếu Sài Gòn hiện tại với quá khứ, có cái nhìn bao quát đối với sự phát triển của Sài Gòn. Và biết đâu được, thông qua cuốn sách này bạn sẽ bắt gặp được một số tên vĩ nhân mà bạn lưu tâm, gợi nhớ đến những sự kiện lịch sử trong kho kiến thức của mình.
Nhận xét đánh giá