- 20%
  • Quyền Lực Hướng Thiện

Quyền Lực Hướng Thiện

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: VĂN LANG
214,400 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Quyền Lực Hướng Thiện

Tác giả: Trương Quốc Ký

Dịch giả: Lê Tiến Thành

Nxb: Hồng Đức

Kích thước: 16 x 24 cm

Số trang: 520

Loại bìa: Bìa cứng

Năm xuất bản: 2024
 

Chi tiết sản phẩm

QUYỀN LỰC HƯỚNG THIỆN - Tôi đọc “Tôn Tử binh pháp” trong thời hiện đại
Tác giả: Trương Quốc Ký - Dịch giả: Lê Tiến Thành

Tôn Tử binh pháp” xưa nay bị phần lớn các nhà nghiên cứu coi là cuốn sách về quyền mưu, lừa gạt, nhưng dụng ý của nó như thế nào, thì hoặc tránh né không nói, hoặc nói chưa hết ý. Những người tránh né không nói cho đó là tác phẩm về quyền thuật, lừa dối, nên đi lòng vòng, không đề cập đến vấn đề này – hầu hết những người nghiên cứu thuộc trường hợp này. Những người nói không hết ý thì tuy có nói đến dụng ý của nó, có luận về nhân nghĩa, nhưng cũng chỉ có chừng mực, chứ không đi đến tận cùng – các bậc tiên hiền như Tư Mã Thiên, Đỗ Mục, Tôn Tinh Diễn, v.v... thuộc trường hợp này. 

Tại sao lại có sự phân biệt này? Có câu: Đối với một sự vật, sự việc, kẻ nhân nhìn thấy thì bảo là nhân, kẻ trí nhìn thấy thì bảo là trí, kẻ thiện nhìn thấy thì bảo là thiện, kẻ ác nhìn thấy thì cho là ác, kẻ mưu nhìn thấy thì bảo là mưu, kẻ trá nhìn thấy thì bảo là trá. Lập trường khác nhau thì giá trị quan khác nhau, thứ nhìn thấy đương nhiên khác nhau. 

Giáo sư Trương Quốc Ký là người nhân, người thiện, người nghĩa, người thành, người trí, người liêm. Kể từ khi mới lớn đã đọc Tôn Tử binh pháp với tấm lòng nhân nghĩa, chuyên tâm nghiên cứu suốt gần mười năm, biên soạn cuốn sách “Quyền lực hướng thiện – Tôi đọc “Tôn Tử binh pháp” trong thời hiện đại” hoặc chú thích lời văn, hoặc giải thích ý nghĩa, hoặc diễn giải tư tưởng, hoặc tìm kiếm chân lý trong tác phẩm, hoặc khám phá dụng tâm của tác giả – tất cả đều có kiến giải độc đáo, khơi dậy được những điều mà tiền nhân chưa làm được. Đặc biệt, có thể khai quật được tư tưởng lấy dân làm gốc, nhân đạo của Tôn Tử đằng sau câu “Binh giả ngụy đạo” (Việc binh thực chất là sự lừa dối), đồng thời đề xuất quan điểm “Quyền lực hướng thiện”, ý tưởng mới mẻ, vượt hẳn tiền nhân. Tư tưởng nhân nghĩa của Tôn Tử tuy các học giả thời Hán Đường và thời Thanh đã có bàn luận, nhưng không rõ ràng, chưa thể diễn đạt hết ý nghĩa. Trương Quốc Dực kế thừa có sáng tạo, chiều rộng, chiều sâu và tầm cao của ông vượt xa hẳn tiền nhân, là công thần của Tôn Tử, càng là người kế thừa, phát huy xuất sắc của Tư Mã Thiên, Đỗ Mục. Nếu nói tư tưởng lấy dân làm gốc, nhân đạo của Tôn Tử là cái gốc, thì quan điểm “Quyền lực hướng thiện” lại là sự sáng tạo độc đáo trong nghiên cứu của Trương Quốc Ký. Ông đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề quyền lực là gì, tại sao quyền lực phải hướng thiện, hướng thiện như thế nào. Mặc dù là nghiên cứu binh pháp Tôn Tử, nhưng thực chất là sự khái quát và tổng kết kinh nghiệm hoạt động chính trị hàng chục năm của chính Trương Quốc Ký. Quan điểm “Lãnh đạo là một thứ quyền lực, là một thứ trách nhiệm, là một thứ tư duy, là một thứ lý tưởng, là một tấm lòng, là một tầm cao, là một nghệ thuật” vừa là sự giải đáp cho câu hỏi “Quyền lực làm thế nào để hướng thiện?”, cũng là “Phu tử tự đạo” (Nói người khác nhưng thực ra là nói về mình).

Cuốn sách được chia thành hai phần. Thượng Thiên là nhận thức tổng thể của tác giả về Tôn Tử Binh pháp, gồm 13 chương, trình bày nền tảng triết học nhân văn, nền tảng triết học chính trị, đồng thời đi sâu luận chứng tư tưởng lãnh đạo được thể hiện trong Tôn Tử Binh pháp, phân tích đầy đủ và cụ thể cách để làm một người lãnh đạo tốt và cách để nâng cao năng lực lãnh đạo trong thời kỳ mới, có giá trị hiện thực và xã hội rất cao. Hạ Thiên chú giải từng thiên Tôn Tử Binh pháp với góc nhìn rất mới, có giá trị học thuật rất cao. Toàn bộ cuốn sách xoay quanh chủ đề “quyền lực hướng thiện”, toát lên tư tưởng nhân văn của binh thư kinh điển này.

Triết gia Bacon từng nói rằng, thói quen là thứ đáng tin cậy. Một khi trở thành thói quen, thì làm việc thiện sẽ trở thành việc tự nhiên, giơ tay tán thành việc tốt cũng là làm việc thiện, như thế cái ác sẽ không thể nảy mầm. Thói quen cá nhân lan tỏa đến quần thể thì là tập tục, mở rộng ra xã hội thì là phong tục. Một dân tộc, một quốc gia có phong tục hành thiện thì trình độ đạo đức của dân tộc, quốc gia ấy hẳn là ở tầm rất cao. Đó mới là sức mạnh mềm thực sự.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng