-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Thi Ca Luận
Tác giả: Aristotle
Dịch giả: Hà Thuỷ Nguyên
Nxb: Đà Nẵng
Kích thước: 12 x 20.5 cm
Số trang: 140
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
THI CA LUẬN của Aristotle, một tác phẩm nền tảng trong lịch sử lý thuyết văn học và nghệ thuật, đã vượt qua thời gian để trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho những ai nghiên cứu về nghệ thuật thi ca và kịch nghệ. Được viết vào khoảng năm 335 trước Công nguyên, ảnh hưởng của THI CA LUẬN lan rộng qua nhiều thế kỷ, đến với các nhà lý thuyết, phê bình văn học, và nhà soạn kịch, trở thành nền tảng không thể thiếu trong lý thuyết văn học và phân tích kịch nghệ. Khái niệm về mimesis – mô phỏng, cấu trúc cốt truyện, vai trò của nhân vật, việc sử dụng nhịp thơ… trong việc tạo ra sự đồng cảm là những yếu tố mà Aristotle đã đóng góp cho lý luận sáng tạo.
THI CA LUẬN là một tài liệu học thuật quan trọng cho những ai quan tâm đến văn học cổ điển, mà còn là một công cụ hữu ích cho bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về cách thức mà nghệ thuật kể chuyện ảnh hưởng đến con người và xã hội. Aristotle đã đặt nền móng cho nhiều lý thuyết văn học và nghệ thuật sau này, khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích và hiểu biết về bản chất của các hình thức nghệ thuật khác nhau. Không chỉ giữ vị trí nền tảng trong lĩnh vực lý thuyết văn học và nghệ thuật, THI CA LUẬN còn là một tư liệu quý báu về lịch sử và văn hóa, mang đến cái nhìn sâu sắc về đời sống nghệ thuật đa dạng và phong phú của Hy Lạp cổ đại. Qua lăng kính phân tích bi kịch, hài kịch, sử thi và các cấu trúc thơ, Aristotle mở ra một cánh cửa vào thế giới văn hóa và xã hội Hy Lạp, nơi nghệ thuật không chỉ được coi là hình thức giải trí mà còn là phương tiện giáo dục, phản ánh và phê phán xã hội. Bên cạnh đó, khái niệm “mô phỏng” chiếm vị trí trung tâm trong THI CA LUẬN, nêu bật tầm quan trọng của hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật và văn học không chỉ như là phương tiện mô phỏng thực tại, mà còn là cách thức qua đó nghệ thuật và văn học tái hiện và diễn giải kinh nghiệm sống. Điều này mở ra cái nhìn sâu sắc về vai trò của nghệ thuật trong quá trình giáo dục và phát triển nhân cách, khẳng định mimesis là bản năng tự nhiên trong quá trình học tập của con người, từ việc trẻ em bắt chước người lớn đến việc học hỏi các kỹ năng nghệ thuật và thủ công.
Chúng tôi lựa chọn bản dịch của Giáo sư Samuel Henry Butcher (1850-1910), giảng viên tại Trinity College, Cambridge và University of Edinburgh. Bản dịch tiếng Anh của ông được dịch từ tiếng Hy Lạp với 5 lần hiệu chỉnh khác nhau khi tham chiếu bản Ả Rập và các bản chép tay. Bản dịch là một phần thuộc công trình nghiên cứu Lý thuyết về Thi ca và Nghệ thuật Thuần túy của Aristotle (Aristotle’s Theory of Poetry and Fine Art, Macmillan&Co., 1898) của ông. Phần nghiên cứu của ông rất đồ sộ, cùng sự đối chiếu văn bản công phu mà hiện tại chúng tôi chưa đủ lực để có thể chuyển ngữ sang tiếng Việt một cách trọn vẹn, bởi vậy, chúng tôi xin được công bố phần dịch tiếng Việt cuốn Thi Ca Luận do nhà văn Hà Thủy Nguyên thực hiện.
“Thi Ca Luận” nằm trong Dự án dịch thuật các tác phẩm của Aristotle và các nghiên cứu về ông được Book Hunter thực hiện từ năm 2018 đến nay. Trong quá trình dịch thuật, chúng tôi sử dụng lại các khái niệm đã có trong “Siêu Hình Học”, “Biện Luận”, “Luân Lý Học” của Aristotle. Bên cạnh đó, nhà văn Hà Thủy Nguyên, dịch giả của cuốn sách, đã nỗ lực chuyển ngữ rất nhiều các khái niệm thi ca của Hy Lạp cổ đại sang dạng thức thi ca tương ứng trong nền văn học Á Đông; đồng thời bổ sung toàn bộ chú thích để phần nào giúp bạn đọc cảm nhận về bầu không khí nghệ thuật được đề cập đến trong tác phẩm. Những bức tranh minh họa bầu không khí nghệ thuật cũng được chúng tôi tìm kiếm và lựa như một cách trực quan nhất có thể để gợi hứng cho bạn về đời sống văn hóa nghệ thuật sôi nổi này.
THI CA LUẬN nằm trong Dự án dịch thuật các tác phẩm của Aristotle và các nghiên cứu về ông được Book Hunter thực hiện từ năm 2018 đến nay. Trong quá trình dịch thuật, chúng tôi sử dụng lại các khái niệm đã có trong “Siêu Hình Học”, “Biện Luận”, “Luân Lý Học” của Aristotle. Bên cạnh đó, nhà văn Hà Thủy Nguyên, dịch giả của cuốn sách, đã nỗ lực chuyển ngữ rất nhiều các khái niệm thi ca của Hy Lạp cổ đại sang dạng thức thi ca tương ứng trong nền văn học Á Đông; đồng thời bổ sung toàn bộ chú thích để phần nào giúp bạn đọc cảm nhận về bầu không khí nghệ thuật được đề cập đến trong tác phẩm. Những bức tranh minh họa bầu không khí nghệ thuật cũng được chúng tôi tìm kiếm, lựa chọn và in màu như một cách trực quan nhất có thể để gợi hứng cho bạn về đời sống văn hóa nghệ thuật sôi nổi này.
Nhận xét đánh giá