-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Thuyết Nhân Vị
Tác giả: Emmanuel Mounier
Dịch giả: Đào Quốc Minh
Nxb: Lao Động
Kích thước: 12 x 20 cm
Số trang: 304
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
"“Con người là một tồn tại tự nhiên, nhưng là một tồn tại người tự nhiên” và cái độc đáo của con người là ở năng lực kép khi cắt đứt quan hệ với tự nhiên. Chỉ con người mới biết tới thế giới bao bọc họ, và chỉ con người mới chuyển hóa thế giới đó, chỉ có con người, là sinh vật có năng lực tự vệ kém nhất và yếu nhất trong các loài động vật lớn, mới làm được như vậy. Hơn thế, con người có năng lực yêu thương... Tôi yêu thương, vậy nên tôi tồn tại; vậy nên tồn tại là, và đời sống có giá trị".
Emmanuel Mounier (1905-1950) là thủ lĩnh tinh thần của phong trào nhân vị Pháp vào những năm 1930-1940, đồng thời là người sáng lập và điều hành tạp chí Esprit - một cơ quan ngôn luận của phong trào. Thuyết nhân vị ra đời nhằm khai lộ mở lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng của nền văn minh tư sản phương Tây. Và, thuyết nhân vị, theo E. Mounier, là lối thoát ấy. Nó không phải là một hệ thống, cũng không đơn thuần chỉ là thái độ sống, mà là một học thuyết triết học. Bên cạnh phong trào nhân vị mà Emmanuel Mounier là đại diện còn có phong trào hiện sinh lấy Les Temps modernes làm nơi ngôn luận gồm các thủ lĩnh như Jean-Paul Sartre (1905-1980), Simone de Beauvoir (1908-1986), Maurice Merleau-Ponty (1908-1961), Raymond Aron (1905-1983), tất cả đã góp phần làm sống động "trường tri thức" nước Pháp nửa đầu thế kỷ 20.
MỤC LỤC
LỜI TỰA
THẾ GIỚI NHÂN VỊ GIẢN LUẬN
Thuyết nhân vị không là một hệ thống
Ý niệm chung về Thế giới Nhân vị
Lược sử về ý niệm nhân vị và hoàn cảnh nhân vị
PHẦN I. CẤU TRÚC CỦA THẾ GIỚI NHÂN VỊ
Chương 1. TỒN SINH NHẬP THỂ
Nhân vị hòa mình vào thế giới tự nhiên
Nhân vị vượt lên trên thế giới tự nhiên
Hậu quả của hoàn cảnh này
Tồn sinh nhập thể
Nhân vị hóa tự nhiên
Nhân vị hóa tự nhiên. Chủ nghĩa lạc quan bi thảm
Chương 2. GIAO TIẾP
Bản năng tự vệ của cá nhân
Thuyết nhân vị đối lập với chủ nghĩa cá nhân
Giao tiếp như là sự kiện khởi nguyên
Các trở ngại đối với giao tiếp
Cái cộng đồng hoặc Cái tập thể
Tính thống nhất của các nhân vị
Chương 3. BƯỚC CHUYỂN HÓA THÂN MẬT
Tự hồi tưởng
Bí mật (bản ngã sâu thẳm nhất)
Cái thân mật. Cái riêng tư
Cảm giác chóng mặt của Vực thẳm
Từ chiếm đoạt đến giải chiếm đoạt
Ơn gọi
Tính biện chứng của cái bên trong và cái bên ngoài
Chương 4. SỰ ĐỐI ĐẦU
Cái độc nhất. Cái ngoại biệt
Các giá trị của sự từ chối. Nhân vị như một sự phản kháng
Cuộc vật lộn của Jacob. Cách dùng lực (hay lực lượng)
Sự khẳng định. Nhân vị hành động và lựa chọn
Bất khả quy giản
Chương 5. TỰ DO CÓ ĐIỀU KIỆN
Tự do không phải một sự vật
Tự do không đơn thuần là tự phát
Tự do trong môi trường tổng thể của nhân vị
Tự do lựa chọn và tự do liên hiệp
Chương 6. PHẨM GIÁ TỐI CAO
Cách tiếp cận cụ thể với cái siêu việt
Mục đích của cái siêu việt
Nhân vị hóa các giá trị
Nỗi thất vọng về giá trị. Nỗi đau khổ. Cái ác. Sự phủ định
Chương 7. DẤN THÂN
Các nhân tố của sự thất vọng
Bốn chiều kích của hành động
Cực chính trị và cực tiên tri. Lý thuyết về sự tự cam kết
PHẦN II. THUYẾT NHÂN VỊ VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CỦA THẾ KỶ 20
Chủ nghĩa hư vô châu Âu
Bác bỏ chủ nghĩa hư vô
Xã hội kinh tế
Gia đình và xã hội. Mối quan hệ giới tính
Xã hội quốc gia và quốc tế
Nhà nước. Dân chủ. Bản phác thảo một thuyết nhân vị về quyền lực
Giáo dục nhân vị
Văn hóa
Địa vị của Cơ đốc giáo
Nhận xét đánh giá