-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tri Thức Khách Quan
Tác giả: Karl R. Popper
Dịch giả: Chu Lan Đình - Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính
Nxb: Tri Thức
Kích thước: 14 x 22 cm
Số trang: 592
Loại bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2023
TRI THỨC KHÁCH QUAN - Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa
Tác giả: Karl R. Popper - Dịch giả: Chu Lan Đình - Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính
Karl Raimund Popper (28/7/1902 - 17/9/1994), nhà triết học Anh, gốc Áo, nguyên Giáo sư Học viện Kinh tế London, được đánh giá là một trong những nhà triết học về khoa học có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông có nhiều công trình nghiên cứu rất sâu về lĩnh vực triết học xã hội và chính trị. Tư tưởng triết học của ông bao trùm các lĩnh vực:
Triết học khoa học với các tác phẩm Logic của sự khám phá khoa học (Logik der Forschung, Wien, 1934), Phỏng định và Bác bỏ (Conjectures and Refutations, 1963), Tri thức khách quan (Objective Knowledge, 1972).
Triết học chính trị và xã hội với các tác phẩm Sự nghèo nàn của Thuyết Sử luận (The Poverty of Historicism,1936, 1957), và Xã hội mở và những kẻ thù của nó (The Open Society and Its Enemies, 1945).
Về tiến hóa và chức năng của ngôn ngữ: Karl Popper không những quan tâm tới triết học khoa học, triết học chính trị, mà còn đưa ra nhiều quan điểm hết sức độc đáo và sâu sắc về thuyết tiến hóa, về logic học, về nghiên cứu ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực tư tưởng khác. Những ý niệm về các lĩnh vực đó được trình bày rải rác trong các tác phẩm lớn nói trên và trong những tác phẩm khác như: Quantum Theory and the Schism in Physics, 1956/57, Realism and the Aim of Science, 1956/57, Unended Quest; An Intellectual Autobiography, 1976...
Tri thức khách quan tập hợp chín bài viết và tham luận quan trọng của Karl R. Popper do chính ông chủ biên và xuất bản lần đầu tại Oxford University Press, 1972 với nhan đề Objective Knowledge; 3 chương đầu được dịch sang tiếng Pháp, xuất bản dưới nhan đề La Connaissance Objective, Nxb Complexe, 1978. Theo ông, vấn đề cơ bản của triết học khoa học là vấn đề phân ranh – phân biệt giữa đâu là khoa học và phi khoa học – và vấn đề tính khả kiểm sai hay tính có thể bác bỏ được.
"Những tiểu luận được trình bày trong tập sách này có chủ ý là muốn đoạn tuyệt với một truyền thống dường như có từ thời Aristoteles – truyền thống của cái gọi là lí thuyết về tri thức theo lương năng thông thường [commonsens]. Tôi là người vô cùng ngưỡng mộ lương năng thông thường và tin rằng về cơ bản nó mang tính tự phê phán. Nhưng dù có sẵn sàng bênh vực đến cùng chân lí cốt lõi của thuyết duy thực dựa vào lương năng thông thường, tôi vẫn coi lí thuyết về tri thức lấy lương năng thông thường làm cơ sở là một sai lầm ngớ ngẩn duy chủ quan. Sai lầm ngớ ngẩn này đã từng ngự trị nền triết học phương Tây. Ý đồ của tôi là tìm cách loại trừ nó và thay vào đó bằng một lí thuyết khách quan về một thứ tri thức căn bản mang tính phỏng định [conjectural]." - Trích Lời tựa
Nhận xét đánh giá