-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Sự bất cân xứng về sức mạnh và các mối quan hệ quốc tế
TRIẾT HỌC NHƯ MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN
Ở nơi chợ búa ồn ã bán mua, nơi chợ đời bụi bặm, triết học héo lánh tới làm gì, có héo lánh tới nổi không? Hẳn nhiều người đã không khỏi ái ngại, đặt ra câu hỏi ấy khi thấy trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị - mà như tên gọi của nó, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, nơi tiếp cận thị trường của doanh nghiệp, nói cách khác là một thứ chợ - xuất hiện một chuyên mục gọi là “Trò chuyện triết học”. Với nhiều người, triết học là cái gì đó cao siêu, xa vời, chỉ có thể “kính nhi viễn chi” chứ chẳng ăn nhập gì với cuộc sống trần trụi, với thời buổi mà con người phải lặn hụp mệt nhoài trong cuộc mưu sinh, phải nhanh mắt nhanh tay chụp giựt cho mình những thứ có thể chụp giựt được, phải đối diện với bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu thách thức của cuộc sống trước mặt. Nói tóm lại, triết học là cái gì đó vô bổ, chỉ để dành cho những kẻ “rỗi hơi”.
Ấy thế mà “ngạc nhiên chưa”!? Kể từ bài đầu tiên xuất hiện vào ngày 25.5.2010 trên Sài Gòn Tiếp Thị đến bài cuối cùng được tập hợp trong “Trò chuyện triết học” này, xuất hiện trên báo vào ngày 16.4.2012, qua gần hai năm với 92 bài báo của tác giả Bùi Văn Nam Sơn, chuyên mục đã được đông đảo bạn đọc đón nhận như một món ăn tinh thần khó thể bỏ qua khi cầm tờ Sài Gòn Tiếp Thị mỗi thứ tư hàng tuần. Nhiều bạn đọc, thuộc nhiều môi trường nghề nghiệp, bối cảnh xã hội, lứa tuối khác nhau, đã phản hồi đầy hứng khỏi như được thỏa mãn một nhu cầu, một khao khát từ lâu không đuợc đáp ứng, dù không phải lúc nào họ cũng đồng ý hoàn toàn với tác giả. Những tưởng trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tê khốc liệt, triết học chẳng thể nào có chỗ đứng, nhưng hóa ra những câu hỏi muôn thuở về nhân sinh, về thế giới, đặt trong bối cảnh hôm nay, vẫn luôn thôi thúc người ta đi tìm câu trả lời.
Và thế là, như một người bạn đồng hành, như một người trò chuyện thủ thỉ, qua 92 kỳ báo, tác già đã từng bước, từng bước dẫn dắt người đọc đi vào triết học, làm quen với những khái niệm cơ bản của triết học, vói những triết gia và những giai đoạn quan trọng của lịch sử triết học, lịch sử tư tưỏng của nhân loại. Rồi từ những khái niệm cơ bản của triết học, tác giả dần dần giúp ta tiếp cận dưới giác độ triết học với những vấn đề cụ thể hơn của đời sống, của nhân sinh, như những vấn đề về con người, về tự nhiên và văn hóa; những vấn đề khoa học và giáo dục vừa sát sườn với cuộc sống hôm nay lại vừa có môi liên hệ sâu xa với những câu hỏi muôn thuở của con người.
Và cũng thật lạ lùng, như thấy trước được logic phát triển của sự vật thông qua các hiện tượng trước mắt, cả năm rưỡi trời trước khi xảy ra vụ cưỡng chế đất đai vừa trái pháp luật, vừa trái đạo lý cùa chính (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng khiến dư luận cả nước phẫn nộ, trong mấy câu mở đầu cho bài mở đầu của chuyên mục, tựa đề: Tư tưởng đổi thay sô phận, bàn về “công dụng” của triết học, tác giả đã viết: “Giải quyết việc lương bổng hay... đền bù giải toả, chẳng lẽ người ta không một phút thoáng nghĩ đến khái niệm “công bằng”? Quả đúng vậy, nếu có một chút tư duy về sự công băng, nếu được hướng dần bởi chút ít tư duy triết học về nhà nước, có lẽ những người ra quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng đã không hành xử như họ đã hành xử.
Vậy, triết học có “công dụng” đấỵ chứ! Tuy nhiên, đó không phải là thứ “công dụng” trước mắt, công dụng “mì ăn liền”. Như tác giả viết, triết học không phải là công cụ, không phải là phương pháp, “ta không đến với triết học để tìm ra những giải pháp nhanh chóng, nhất thời mà để phát hiện những con đường xưa nay chưa biết để đi đến giải pháp”. Nói cách khác, nó như một ngọn đèn, một tia sáng soi đường, giúp ta “hiểu hậu cảnh; quyết định có cơ sở; hành động có trách nhiệm; hoạt động có hiệu quả; truyền thông rõ ràng, sống thanh thản, hạnh phúc”.
Trong ý hướng đó, Sài Gòn Tiếp Thị và Công tỵ sách Thời Đại trân trọng giới thiệu với bạn đọc “Trò chuyện triết học” của nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. Hy vọng cuốn sách giúp thoả mãn phần nào một nhu cầu không thể thiếu, dù đôi khi tiềm ẩn, của người đọc.
Nhà báo ĐOÀN KHẮC XUYÊN
Nhận xét đánh giá