- 15%
  • Từ Điển Triết Học Tôn Giáo Ấn Độ (Bìa Cứng)

Từ Điển Triết Học Tôn Giáo Ấn Độ (Bìa Cứng)

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

527,000 ₫
Số lượng
 
1
 
ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN20K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN15K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN10K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
CK 20/11

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Từ Điển Triết Học Tôn Giáo Ấn Độ (Bìa Cứng)

Tác giả: PGS.TS. Doãn Chính

Dịch giả:

Nxb: Khoa Học Xã Hội

Kích thước: 19 x 27 cm

Số trang: 994

Loại bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2024
 

Chi tiết sản phẩm

Từ Điển Triết Học Tôn Giáo Ấn Độ (Bìa Cứng)

LỜI NÓI ĐẦU

Tiếp theo các công trình nghiên cứu về triết học và tôn giáo Ấn Độ như Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991; Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1997, 2008; Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, 2004, 2010; Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005; Veda-Upanishad - những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2006, 2011, 2016, 2017, Từ điển triết học Ấn Độ giản yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2019; để góp phần giúp cho bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu về truyền thống văn hóa Ấn Độ nói chung, triết học tôn giáo Ấn Độ nói riêng, qua các thuật ngữ chuyên môn cơ bản và chuyên sâu hơn, chúng tôi tiếp tục biên soạn cuốn Từ điển triết học tôn giáo Ấn Độ, là sự tiếp tục phát triển của cuốn Từ điển triết học Ấn Độ giản yếu đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2019.

Trong cuốn Từ điển triết học tôn giáo Ấn Độ, xuất bản lần này chúng tôi cố gắng trình bày, giải thích các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, các kinh sách, các nhà triết học và các trường phái triết học tôn giáo Ấn Độ trên các mặt triết học, tôn giáo, đạo đức, luân lý, thẩm mỹ và cả các vấn đề về xã hội, từ các nguồn tài liệu gốc tiếng Việt, tiếng Sanskrit, tiếng Anh và tiếng Hán một cách chi tiết, đầy đủ, hệ thống và sâu rộng nhất có thể, cả về cấu tạo ngữ nghĩa đến nội hàm các khái niệm, kết hợp tính lịch sử với tính logic của chúng, để đảm bảo tốt nhất tính chính xác và độ tin cậy giúp người đọc tra cứu, tham khảo thuận tiện và tốt hơn.

Để biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa nhiều công trình trong và ngoài nước viết về triết học tôn giáo Ấn Độ. Các tài liệu trong nước gồm có: Nhập môn triết học Ấn Độ của Lê Xuân Khoa, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục quốc gia, Sài Gòn, xuất bản năm 1972; Lịch sử triết học Ấn Độ của Thích Mãn Giác, Ban tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, xuất bản năm 1967; Từ điển triết học giản yếu, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, xuất bản năm 1987; Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, xuất bản năm 2005, Từ điển Phật học của Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu, Nxb. Thời đại, Hà Nội, xuất bản năm 2010; bộ Đại tạng kinh Việt Nam (do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản từ năm 1992 đến 1997; Đại tạng kinh Việt Nam - Nam truyền (bộ mới, do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch), 13 tập, của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, xuất bản năm 2016.     
Các tài liệu tham khảo nước ngoài gồm có: Our Oriental Heritage của Will Durant, Simon and Schuster, New York, 1954; The Discovery of India của Jawaharlal Nehru, Oxford University Press, India, 1954; Indian Philosophy của Sarvepalli Radhakrisnan, Oxford University Press, India, 1999; đặc biệt là các cuốn A Concise Dictionary of Indian Philosophy của John Grimes, San Francisco State University, USA, 1996; A Source Book in Indian Philosophy của Sarvepalli Radhakrisnan và Charles A.Moore, New Jersey, Princeton University Press, USA, 1973; The Cambridge Dictionary of Philosophy, New Jersey, Princeton University Press, 1973, The Cambridge Dictionary of Philosophy Secondedition, Cambridge University Press 1995; và các cuốn The Upanishads, Vol.1, Bonanza Book, New York, 1949; The Upanishads, Vol.2, Bonanza Book, New York, 1953; The Upanishads, Vol.3, Bonanza Book, New York, 1956; The Upanishads, Vol.4, Bonanza Book, New York, 1959; The Bhagavad gita, Penguin Books, London, 1962, và cuốn A Dictionary of Philosophy Third edition A.R.Lacey Department of Philosophy, King’s College, University of London, First published in 1976 by Routledge & Kegan Paul Ltd Second edition 1986 Third edition 1996 by Routledge 11 New Fetter Lane, London EC4P 4EE 29 West 35th Street, New York, NY 10001; Chāndogyopaniṣad edited under the supervision of Prof. C.Kunhan Raja; Rivised by Dr.S.Sankaranarayanan; Adyar Library and Research Centre; Mardas 600 020, India, 1935 First; 1996 Revised Edition (General Editor K. Kunjunni Raja, Hon. Diretor).
Do điều kiện và trình độ có hạn, cuốn sách chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự góp ý của bạn đọc.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 2021
Tác giả PGS.TS. DOÃN CHÍNH

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng