-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Vận động hành lang Israel và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ
Nội dung cuốn sách chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của giới vận động hành lang của Israel lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và tác động của nó đến lợi ích của cả hai nước, gồm hai phần chính:
Phần I: Hoa Kỳ, Israel và giới lobby, từ Chương 1 đến Chương 6.
Nội dung phần này trực tiếp giải quyết vấn đề bằng cách miêu tả những viện trợ kinh tế và quân sự mà Hoa Kỳ đã trao cho Israel cũng như những hỗ trợ về mặt ngoại giao của Washington trong cả hòa bình lẫn chiến tranh; đánh giá những luận điểm chính thường được đưa ra để biện minh hoặc giải thích cho nhiều hỗ trợ ngoại lệ đặc biệt mà Israel nhận được từ Hoa Kỳ, thông qua nghiên cứu những lý lẽ có thể giải thích cho một “mối quan hệ đặc biệt” hiện tại giữa hai quốc gia; xác định những thành phần khác nhau trong giới lobby này và miêu tả quá trình phát triển của mối liên minh lỏng lẻo ấy, đồng thời chỉ ra làm thế nào mà theo thời gian một số tổ chức quan trọng nhất của giới lobby này lại nghiêng về cánh hữu và ngày càng không đại diện cho số đông những người mà họ tuyên bố đại diện; miêu tả những chiến lược khác nhau mà các nhóm trong giới lobby này sử dụng để đạt được lợi ích cho Israel ở Hoa Kỳ; …
Phần II: Lobby Israel hành động, từ Chương 7 đến Chương 11.
Nội dung phần này cho biết, Hoa Kỳ đã chống lưng cho Israel một cách bền bỉ như thế nào trong nỗ lực đàn áp hoặc hạn chế các nguyện vọng dân tộc của người Palestine; giới lobby Israel, đặc biệt là những người tân bảo thủ trong giới này đã trở thành thế lực chính bẻ ghi con tàu xâm lược tiến vào lãnh thổ Iraq năm 2003 của chính quyền Bush như thế nào; miêu tả diễn tiến của mối quan hệ khó khăn giữa Hoa Kỳ và chế độ Assad ở Syria; tìm kiếm dấu vết của giới vận động hành lang trong chính sách của Hoa Kỳ với Iraq;… Và cuối cùng, trên cơ sở đó, tìm hiểu những biện pháp để cải thiện tình hình u ám bằng cách xác định các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ở Trung Đông, phác thảo ra những nguyên tắc cơ bản cho một chiến lược được gọi là cân bằng khơi xa để có thể bảo vệ những lợi ích này hiệu quả hơn và đưa ra nhiều gợi ý điều chỉnh sức mạnh của giới lobby này nhằm đem lại lợi ích cho cả Hoa Kỳ và Israel.
*Vận động hành lang (lobby) là thuật ngữ đang được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, miêu tả những nỗ lực tiếp cận, thiết lập quan hệ với các nhà hoạch định chính sách của một người hay một nhóm người, nhằm gây ảnh hưởng lên một quyết định hoặc chính sách nhất định của chính phủ để bảo vệ và tối đa hóa lợi ích của nhóm người đó.
Nhận xét đánh giá