-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Văn Học Như Một Diễn Ngôn - Lí Thuyết Diễn Ngôn Của M.Foucault Và Văn Học Sử Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Toàn
Dịch giả:
Nxb: ĐHSP
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 452
Loại bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2024
Văn Học Như Một Diễn Ngôn - Lí Thuyết Diễn Ngôn Của M.Foucault Và Văn Học Sử Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Toàn
Michel Foucault (1926 - 1984) là nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà sử học, nhà văn, nhà phê bình văn học,... người Pháp nổi tiếng với những tư tưởng về quyền lực, tri thức và chủ thể. Ông để lại một di sản tri thức phong phú và giá trị, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực như lịch sử văn hoá, triết học, nghiên cứu văn học, tâm lí học,... Tư tưởng của ông vẫn tiếp tục được nghiên cứu, tranh luận và áp dụng trong nhiều bối cảnh học thuật và xã hội hiện đại, trong đó lí thuyết diễn ngôn của Foucault – một phần quan trọng trong tư tưởng của ông – đã mở ra những hướng nghiên cứu mới trong nhiều lĩnh vực khoa học.
Văn học như một diễn ngôn - Lí thuyết diễn ngôn của M. Foucault và văn học sử Việt Nam là tâm huyết và sự bền bỉ nghiên cứu của PGS.TS. Trần Văn Toàn trong suốt 17 năm. Đây là công trình nghiên cứu chi tiết, công phu, hệ thống nhằm cung cấp một hướng tiếp cận văn học mới, mang tính thời sự. Trong công trình, tác giả tập trung nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp khoa học của Foucault, mô tả lí thuyết diễn ngôn của M. Foucault với những công cụ và thao tác nghiên cứu chuyên biệt. Đặc biệt, phần thực hành phân tích diễn ngôn đã tập trung đi sâu nghiên cứu một số diễn ngôn trong văn học Việt Nam hiện đại – cũng đồng thời là những vấn đề văn học sử còn chưa được nhận biết một cách đầy đủ bởi những tiếp cận truyền thống (tương quan quyền lực/ tri thức giữa các chủ thể thuộc địa và chủ thể thực dân, những diễn ngôn về “giới” và “giới tính”, diễn ngôn về thân thể, mối quan hệ giữa thiết chế và tiến trình văn học,...).
——
PGS.TS TRẦN VĂN TOÀN sinh năm 1973
* Học sinh lớp Văn, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định (khoá 1986 – 1989).
* Sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội (khoá 1989-1993).
* Giảng viên Khoa Văn hoá, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (từ 1994 – 2000).
* Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội (từ 2000 đến nay).
* Tiến sĩ năm 2010.
* Phó Giáo sư năm 2015.
Nhận xét đánh giá