-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Việt Nam: Ngôi Sao Đang Lên Của Châu Á
Tác giả: Brook Taylor, Sam Korsmoe
Dịch giả:
Nxb: Hồng Đức
Kích thước: 15 x 21 cm
Số trang:
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Việt Nam: Ngôi Sao Đang Lên Của Châu Á thể hiện những nghiên cứu cũng như quan điểm của các tác giả Sam Korsmoe và Brook Taylor về các vấn đề lịch sử, kinh tế, xã hội Việt Nam. Những điều đó được đặt trong sự so sánh với hai con rồng kinh tế của châu Á khác là Đài Loan và Hàn Quốc nhằm trả lời cho câu hỏi: “Liệu Việt Nam có thể đạt được tốc độ phát triển thần kỳ và trở thành Con rồng kinh tế của châu Á như hai quốc gia này hay không?” Cuốn sách so sánh nhiều khía cạnh bao gồm văn hóa, công nghệ, môi trường, chính trị, năng lực tài chính, đầu tư, nông nghiệp… của Việt Nam với các nước này. Sách cũng nêu ra những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình phát triển, đồng thời đề xuất một số biện pháp để giải quyết những thách thức đó.
CHƯƠNG 1: GIẢ THUYẾT – TRÌNH BÀY GIẢ THUYẾT CƠ BẢN CỦA CUỐN SÁCH, “Việt Nam sẽ trở thành ‘con rồng kinh tế’ mới của châu Á, sẽ theo đuổi con đường tăng trưởng và phát triển giống với những ‘con rồng kinh tế’ trước đó là Hàn Quốc và Đài Loan (TQ)”, sau đó xác định các tiêu chí đo lường và kiểm định giả thuyết đó.
CHƯƠNG 2: 2.000 NĂM ĐẦU TIÊN – trình bày sơ lược về lịch sử Việt Nam, từ thời kỳ dựng nước đến thời cận hiện đại.
CHƯƠNG 3: TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM – bàn về những nét tính cách đã giúp người Việt Nam vượt qua các khó khăn và thách thức trong lịch sử, bao gồm ý chí kiên định và tư duy thực tế.
CHƯƠNG 4: MỞ CỬA NỀN KINH TẾ – tập trung vào Việt Nam trong thời kỳ sau khi thực hiện chủ trương Đổi Mới, về những cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải khi mới bắt đầu gia nhập thị trường tự do.
CHƯƠNG 5: TỰ DO THƯƠNG MẠI – bàn luận sâu hơn về lý do khiến Việt Nam quyết tâm theo đuổi tự do thương mại, thông qua việc phân tích các số liệu kinh tế và xã hội.
CHƯƠNG 6: NHỮNG NGƯỜI LÀM CHÍNH SÁCH – trình bày sơ lược về bộ máy chính trị, về những định kiến và hiểu nhầm của thế giới về Việt Nam.
CHƯƠNG 7: CON RỒNG KINH TẾ VIỆT NAM LIỆU CÓ TRỖI DẬY? – tập trung vào việc trả lời hai câu hỏi: Câu hỏi thứ nhất là liệu có thể gọi Việt Nam là một con rồng kinh tế không. Câu hỏi thứ hai là con rồng kinh tế Việt Nam có tăng trưởng cũng như phát triển theo con đường của Hàn Quốc và Đài Loan (TQ) trong giai đoạn 1980 và 1990 không.
CHƯƠNG 8: LỢI THẾ CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á ĐẦU TIÊN – phân tích thêm về Hàn Quốc và Đài Loan (TQ), về những điểm giống và khác nhau của hai nền kinh tế này trong giai đoạn 1980 và 1990 với Việt Nam hiện tại.
CHƯƠNG 9: VIỆT NAM CÓ GÌ? – bàn luận về những lợi thế mà Việt Nam có để phát triển kinh tế, ví dụ như nguồn nhân lực giá rẻ chất lượng cao, dân số trẻ, tỷ lệ đô thị hóa cao, tài nguyên thiên nhiên phong phú…
CHƯƠNG 10: CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH – gồm sáu nghiên cứu điển hình, bàn luận về các vấn đề cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới:
– Nghiên cứu điển hình số 1: Giáo dục
– Nghiên cứu điển hình số 2: Công nghệ nhảy vọt
– Nghiên cứu điển hình số 3: Vai trò của phụ nữ
– Nghiên cứu điển hình số 4: Du lịch, ẩm thực, nghệ thuật và giấc mơ Thế vận hội
– Nghiên cứu điển hình số 5: Nông nghiệp giá trị gia tăng
– Nghiên cứu điển hình số 6: Công trình công cộng
CHƯƠNG 11: NHỮNG RỦI RO PHÍA TRƯỚC – những khó khăn và thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trên con đường trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bao gồm sự bất bình đẳng giàu nghèo, tình trạng tham nhũng, bộ máy quan liêu, biến đổi khí hậu…
CHƯƠNG 12: VIỆT NAM NĂM 2050 – đưa ra kết luận về giả thuyết đã đặt ra ban đầu, đồng thời đưa ra dự đoán về tương lai của Việt Nam vào năm 2050.
Sách có ưu điểm là lối viết đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, đưa ra những số liệu trực quan để minh họa cho các vấn đề kinh tế, phát triển. Đây là một tác phẩm dành cho những người quan tâm và muốn tìm hiểu về Việt Nam hiện đại, hướng đến nhiều đối tượng độc giả đa dạng. Sách có cách tiếp cận vấn đề độc đáo, không chỉ dựa trên các số liệu khô khan, mà còn được kết hợp với các trải nghiệm của chính hai tác giả, những người đã có hàng chục năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, từ đó tạo nên một tác phẩm cuốn hút và có giá trị thực tiễn cao.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Brook Taylor: Ông là Giám đốc điều hành của Asset Management tại VinaCapital và là đồng sáng lập một số doanh nghiệp khác, trong đó có Rooster Beers và Timo, ngân hàng internet đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Ông đến Việt Nam lần đầu trong một chuyến công tác với Arthur Andersen vào năm 1997 và sau đó tiếp tục là đối tác quản lý của văn phòng đại diện của công ty tại Việt Nam. Ông có bằng MBA cho vị trí Điều hành của INSEAD, có bằng Cử nhân Thương mại và Quản trị của Đại học Victoria Wellington.
Sam Korsmoe: Ông lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1990 để học tiếng Việt tại Đại học Hà Nội – bốn năm trước khi Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ song phương. Ông cũng từng viết luận văn thạc sĩ về chủ đề Công cuộc Đổi mới kinh tế trong thời gian tiếp tục học bậc sau đại học tại Đại học Washington, Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 1993. Năm 2006, Korsmoe xuất bản một cuốn lịch sử hồi ức về năm gia đình Việt Nam (Saigon Stories). Ông cũng là người sáng lập Saigon Writers Club, nơi mở các lớp học viết sáng tạo và đã xuất bản bốn tuyển tập truyện ngắn về các vấn đề đời sống thường nhật kể từ năm 2021.
Nhận xét đánh giá