Đây là tác phẩm triết học đầu tiên ở Nhật Bản có sự dung hòa triết thuyết phương Đông và phương Tây. "Cái thiện" không chỉ giới thiệu và khái lược về triết học phương Tây một cách đơn thuần, mà nó đã khai phá và đưa ra lời giải đáp duy nhất cho các câu hỏi như thực tại chân chính là gì, thiện là gì, thế nào là hành vi thiện, con người ta nên kiếm tìm sự an lòng trên phương diện tôn giáo ở đâu? Và những kiến giải đó của Nishida cũng nhằm mục đích đánh thức tư duy của các nhà tư tưởng đời sau và trở thành tiền đề để hình thành tư tưởng của chính bản thân ông sau này. Với ý nghĩa đó, "Cái thiện" có một vị trí lớn lao trong lịch sử triết học Nhật Bản. Nó không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, mà ngay trong thời hiện đại nó cũng không hề mất đi ý nghĩa khí sự suy ngẫm này của ông đã tạo ra sự đối đầu triệt để với triết học phương Tây.
“Tôi lại cho rằng thiện của mỗi cá nhân mới là quan trọng nhất, bởi nó là niềm tảng cho mọi thứ thiện trên đời. Vĩ nhân chân chính vốn không phải vì sự nghiệp vĩ đại do ông ta gây dựng nên khiến ông ta trở nên vĩ đại, mà là vì ông phát huy được cá tính mạnh mẽ nhất. Lên núi cao rồi hô lên một tiếng, thanh âm sẽ vang vọng bốn phương đó không phải vì thanh âm lớn, mà là vì chỗ đứng cao. Tôi cho rằng người có thể phát huy trọn vẹn đặc điểm riêng của minh sẽ càng trở nên vĩ đại hơn nhiều, so với người quên đi bản phân của minh để luôn chạy đôn chạy đáo vì người khác".
Nhận xét đánh giá