-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
ĐẶT TRƯỚC - SẮP PHÁT HÀNH
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Đức Phật Thích Ca: Nghiên Cứu Về Cuộc Đời Của Một Vĩ Nhân Thế Giới
Tác giả: John S.Strong
Dịch giả: Sư cô Như Hiếu dịch, Tiến sĩ Thích Thiện Chánh hiệu đính
Nxb:
Kích thước:15.5 x 24 cm
Số trang:
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2025
Đức Phật Thích Ca: Nghiên Cứu Về Cuộc Đời Của Một Vĩ Nhân Thế Giới
Tác giả: John S.Strong
Hơn hai ngàn năm trước, ở vùng đất phía Nam thuộc Nepal ngày nay, một bậc vĩ nhân đã thị hiện trên cõi đời và được tôn xưng là “Đức Phật,” hay có nghĩa là “Bậc tỉnh giác.” Ngày nay, Ngài được tôn vinh là một nhân vật tâm linh vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Sự vĩ đại ấykhông chỉ thể hiện qua những lời dạy hay Tăng đoàn được Ngài sáng lập, mà còn qua những câu chuyện về cuộc đời của Ngài.
Đối với một số tiểu sử ngắn viết về cuộc đời Đức Phật, tác giảJohn S.Strong đều phải đưa ra những sự lựa chọn, chắt lọc phù hợp
Cuốn sách “Đức Phật Thích Ca: Nghiên cứu về cuộc đời của một vĩ nhân thế giới” này được dành cho những người quan tâm đến cái nhìn tổng quan về cuộc đời Đức Phật hơn là các chuyên gia nghiên cứu, hay nói cách khác cuốn sách này dành cho sinh viên hơn là các học giả nghiên cứu. Nhưng điều đó không có nghĩa họ nên tránh tiếp xúc với những khía cạnh phức tạp của quá trình nghiên cứu về lịch sử cuộc đời Đức Phật dựa trên khuôn mẫu của Phật giáo. Vì lý do này, tác giả John S.Strong không ngần ngại đưa ra các văn bản khác nhau của một số giai đoạn cụ thể trong cuộc đời Đức Phật. Các tín đồ Phật giáo có các cách tiếp cận và giải thích riêng về Đức Phật, thì độc giả cần phải hiểu được mục tiêu miêu tả riêng của họ và đưa ra các sự lựa chọn đúng đắn.
Trích đoạn
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, phương Tây bắt đầu nghiên cứu về cuộc đời Đức Phật một cách rất nghiêm túc. Khi các học giả bắt đầu khám phá các tài liệu bằng tiếng Phạn và Pali, thì họ phải đối mặt với những truyền thống được phóng đại một cách không thể tin được hoặc thần thoại về cuộc đời của Ngài. Vì những điều này mà một số người kết luận rằng sự thị hiện của Đức Phật mang một hình thức thần thoại và phủ nhận tính lịch sử của Ngài. Ban đầu, một số học giả chấp nhận lý thuyết của đạo Hindu miêu tả về Đức Phật như một hóa thân của thần Viṣṇu. Họ tuyên bố rằng Ngài là một vị thần đặc biệt, nên Phật giáo là một giáo phái đạo Hindu. Trong cuộc nỗ lực nghiên cứu các mối liên hệ ở mặt từ nguyên phức tạp và mơ hồ, thì họ đã so sánh Đức Phật khá giống với các vị thần “ngoại giáo” ở phương Tây, trong đó có thần Mercury của người Hy Lạp và Woden người Scandinavia. Sau đó, vào nửa cuối thế kỷ XIX, với sự phổ biến của thần thoại mặt trời, họ hiểu tiểu sử của Đức Phật như một câu chuyện ngụ ngôn về một vị thần mặt trời, và đưa ra các cách giải thích xuyên tạc về mọi chi tiết của cuộc đời Ngài. Ví dụ, họ coi mẹ của Đức Phật như một nữ thần của bình minh và họ giải thích rằng cái chết của bà sau khi sinh Đức Phật giống như sự tan rã của lớp sương mù của buổi sớm mai, trong tia nắng của mặt trời mọc (con của bà), hoặc họ xem thế lực phá hoại của Đức Phật – người anh em họ – Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), là mặt trăng, cố gắng tranh đấu với anh hùng mặt trời. Quá trình này không chỉ làm cho Đức Phật trở thành một nhân vật huyền thoại, mà còn biến hóa lại câu chuyện của Ngài, vô tình gượng gạo ép buộc Ngài vào khuôn khổ của truyền thống này.
Tuy nhiên, một số học giả đã áp dụng một phương pháp tiếp cận khác. Thay vì bác bỏ sự cường điệu bằng phép ẩn, thì họ cố gắng loại bỏ huyền thoại hóa truyền thống này để tìm hiểu về một “Đức Phật có thật.” Trong quá trình này, họ phản ánh mức độ tìm kiếm sự thật lịch sử, tương tự như cách mà một số người đương thời đang thực hiện trong việc nghiên cứu Kinh thánh về Chúa Giê-su. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, “Đức Phật lịch sử thực sự” mà họ khám phá ra có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác lạ, tùy thuộc vào sự thú vị, tận tình và định hướng chính của họ. Đôi khi, Ngài được coi là một nhà cải cách tôn giáo đối với những hành vi xấu xa về mặt đạo đức của chế độ Hindu giáo, hay một dạng chống đối của đạo Hindu. Ngài được coi là một trong những vị Anh hùng của Thomas Carlyle, Ngài là một cá nhân vĩ đại đã thay đổi tiến trình lịch sử, hoặc Ngài được xem như là một nhà xã hội chủ nghĩa, một nhà cách mạng, một người xây dựng nên xã hội bình đẳng. Đặc biệt, Ngài là hiện thân của trí tuệ, tình thương yêu và trên hết chính là đạo đức, một hình tượng lý tưởng theo tiêu chuẩn phẩm hạnh của thời đại “Victoria” (Almond, 1988, tr. 79).
Mục lục
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG II: TIỀN THÂN CỦA ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG III: DÒNG DÕI, ĐẢN SINH VÀ THỜI NIÊN THIẾU
CHƯƠNG IV: TÌM ĐẠO VÀ GIÁC NGỘ
CHƯƠNG V: GIÁO LÝ VÀ TĂNG ĐOÀN
CHƯƠNG VI: ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY, THẦN THÔNG VÀ HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO
CHƯƠNG VII: NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG, NIẾT BÀN VÀ XÁ LỢI
Về tác giả
John S.trong - Tiến sĩ Phật học Đại học Chicago, Giáo sư Đại học Bate (Hoa Kỳ), là Giáo sư thỉnh giảng ở nhiều Đại học nổi tiếng trên thế giới như Chicago, Harvard, Princeton, Stanford. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu Phật học và đã nhiều tựa sách về nghiên cứu Phật học. Một số tựa sách của ông đã xuất bản ở Việt Nam như Toàn cảnh Phật giáo: Đức Phật và Phật Pháp (Thaihabooks, NXB Hà Nội),…
Nhận xét đánh giá