-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Jean-Paul Sartre: Anh Hùng Và Nạn Nhân Của "Ý Thức Khốn Khổ" - André Niel
Tác giả: André Niel
Dịch giả:
Nxb: Văn học
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Số trang: 240
Loại bìa: Bìa mềm
Tự do - Khái niệm cốt lõi trong triết học của J.P.Sartre.
Bối cảnh (ngắn) khởi phát tư tưởng “tự do”
...Sartre của năm 1945 không còn là Sartre của năm 1939 (trước Chiến tranh thế giới 2). Chiến tranh là một bước ngoặc lớn, một đại biến cố trong cuộc đời Sartre. Bước vào cuộc chiến, Sartre là một giáo viên triết học, một người cô đơn, có xu hướng chủ nghĩa cá nhân và hoàn toàn phi chính trị. Ra khỏi cuộc chiến, Sartre là một triết gia nổi tiếng với L'Être et le Néant (Tồn tại và Hư vô, tác phẩm quan trọng bậc nhất của Sartre, viết tắt là EN), một nhà hoạt động chính trị tích cực. Chiến tranh là một vườn ươm cho các thiên tài thời cuộc trong đó có thiên tài triết học. Cuộc chiếm đóng của phát xít Đức không phải là một cuộc chiến tranh theo đúng nghĩa rằng người ta chờ đợi sự tấn công của quân Đức nhưng không thấy. Sartre viết, “Tôi ở đây, làm việc, như một người lính nhưng không phải là một chiến binh. Tôi thả khinh khí cầu và…suy ngẫm về cái chết”. Và chỉ trong tình cảnh chiến tranh, Sartre mới cảm nghiệm được sự tự do của mình. Sartre viết: Chúng ta chưa bao giờ được tự do dưới sự chiếm đóng của Đức (Jamais nous n’avons été plus libres que sous l’occupation allemande, Situations, III, p. 11).
Trong nhận thức của Sartre, người Pháp dưới sự chiếm đóng của Đức đã khiến cho họ phải đối mặt với tình trạng con người bị tước bỏ những điều kiện thiết yếu, bị đẩy đến ranh giới của cái chết. Do đó, cả đàn ông lẫn phụ nữ họ phải quyết định họ là ai hoặc họ là ai: “Et le choix que chacun faisait de lui-même était authentique puisqu’il se faisait en présence de la mort, puisqu’il aurait toujours pu s’exprimer sous la forme “Plutôt la mort que …” (Situations, III, p.12) [Sự lựa chọn rằng mỗi người tự làm nên chính mình một cách đích thực được thực hiện trong sự hiện diện của cái chết, từ khi anh ta luôn nói rằng “Thà chết còn hơn…”. Thông qua sự áp bức, con người có thể khám phá tự do trong sự hiện sinh của nó, trong nhận thức hiện sinh.
Sartre ở trong chiến tranh nhưng không nói về chiến tranh, những ý tưởng về tự do được đề cập trong EN nhưng không nói đến sự hiện diện của Đức ở Pháp hay War World 2, nó không bàn về tình cảnh người Pháp trong chiến tranh, mà đúng hơn, nó bàn về tự do và trách nhiệm. Dĩ nhiên rằng, những ý tưởng về tự do và trách nhiệm của J.P.Sartre trong EN không phải tự dưng mà có, nó bắt nguồn từ sự đau thương, tự sự ngột ngạt trong vòng kiềm tỏa của chiến tranh….Tự do lựa chọn trong quan niệm của Sartre đi liền với trách nhiệm. Chúng ta tự do lựa chọn, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của chính mình. Chiến tranh là một tình cảnh con người mà chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Chiến tranh là của tôi, trong việc chọn nó, trong sự quyết định không chối bỏ nó bằng cách đào ngũ hay tự tử, tôi chọn nó, do đó tôi chọn chính mình và người ta cũng muốn như thế. Tự do lựa chọn của Sartre mang lại với một gánh nặng trách nhiệm khủng khiếp.
Nền tảng của tự do
"Tự do" trong quan niệm của Sartre có nền tảng lý luận từ Hiện tượng học mà cha đẻ là Husserl. Theo Hiện tượng học: “Ý thức là ý thức về một cái gì đó” (la conscience est conscience de quelque chose), Sartre cho rằng như thế là ý thức trống rỗng, hư vô, vì nó không phải là một sự vật (objet) giống như hòn đá hay cái ghế, cái bàn. Nhưng khác với Husserl, Sartre cho rằng ý thức có khả năng hư vô hóa thực tại khách quan để ban cho nó một ý nghĩa khác.
Sartre phân biệt có 2 loại tồn tại: Tồn tại tự nó (en-soi) và tồn tại cho mình (pour-soi). Tồn tại tự nó là tồn tại ở cấp độ vật thể (cái bàn để uống nước, cái ghế để ngồi, cái giường để ngủ..., mỗi sự vật đều có một chức năng định sẵn), nó ù lì, bất động, không có tự do. Tồn tại cho mình là tồn tại ở cấp độ người vì con người sinh ra không có chức năng gì cả, tồn tại người là "tồn tại có trước bản chất" (Existence precedes essence), nghĩa là chúng ta phải sinh ra đời trước, tồn tại trước, sau đó mới định hình cho mình một bản chất thông qua hành động của mình, hành động kiến tạo nên bản chất con người của mình. Chính ở cấp độ người, chúng ta có tự do-tuyệt đối, lựa chọn mình là ai, cuộc đời của mình như thế nào. Sự vật ù lì không có dự phóng vì không có tự do, chúng ta có tự do nên chúng ta có thể dự phóng cho mình một tương lai. Hòn đá mãi mãi là hòn đá, đông đặc, chết cứng trong định mệnh; con người không phải là hòn đá, con người có thể là bất cứ thứ gì mình muốn (là bác sĩ, kỹ sư, nhà soạn nhạc, triết gia...theo quan điểm của Sartre).
Tuy nhiên, sự "tự do lựa chọn" của Sartre có một lỗ hổng khủng khiếp mang tính nền tảng bản thể luận về ý thức. Lỗ hổng ấy là gì, vì đâu nên nỗi Sartre từ chiến binh của tinh thần tự do đến nạn nhân của "Ý thức khốn khổ"? Ý thức khốn khổ là gì? Hãy đọc "Jean-Paul Sartre: Anh hùng và nạn nhân của "ý thức khốn khổ" sẽ thấy rõ điều đó.
MỤC LỤC
I. Tự Do Bị Đặt Thành Vấn Đề
II. Buồn Nôn, Tại Sao?
III. Huyền Nhiệm Ý Thức
IV. Nổi Khốn Khổ Của Ý Thức
V. Dục Vọng Vận Hành Như Thế Nào
VI. Sự Sợ Hãi Tự Do Đích Thực
VII. Tự Do Dục Vọng Như Là Vị Thượng Đế Mới
VIII. Từ Huyễn Tưởng Đến Thù Hận
IX. Sự Sợ Hãi Tha Nhân
X. Phép Lạ Biện Chứng
XI. Những Chủ Trương Cứu Thế Chống Lại Con Người
XII. Cuộc Phiêu Lưu Của Lịch Sử Phương Tây
XIII. Làm Thế Nào Giải Phóng Con Người?
XIV. Ba Thất Bại Của Sartre
XV. Vì Đâu Sartre Không Là Galilée Trong Triết Học Thế Kỷ XX
XVI. Từ Thù Hận Đến Tình Huynh Đệ
XVII. Tự Do Đích Thực Là Một Cuộc Phiêu Lưu Đầy Sáng Tạo
Nhận xét đánh giá