-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Người Ưu Tú Nhất Chính Là Bản Thân Bạn: Hành Trình Khám Phá Bản Thân Cùng Socrates
Tác giả: Trương Lập Na
Dịch giả:
Nxb: Hồng Đức
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Số trang: 300
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Người Ưu Tú Nhất Chính Là Bản Thân Bạn: Hành Trình Khám Phá Bản Thân Cùng Socrates
Tác giả: Trương Lập Na
Chuyện kể, Socrates yêu cầu một trợ thủ đắc lực đi tìm cho ông một người ưu tú để kế thừa những tư tưởng của mình. Người này đã đi qua nhiều nơi, tìm được nhiều người thông minh và dũng cảm. Nhưng cuối cùng, họ đều bị Socrates bác bỏ.
Vị triết gia nói với trợ lý: "Cậu đã vất vả rồi! Người thất vọng là tôi nhưng người có lỗi lại là bản thân cậu! Người cậu không dám tin tưởng bản thân, cuối cùng lại bỏ lỡ chính mình...". Vì người trợ thủ không dám tin bản thân là người ưu tú nhất nên đã đánh mất cơ hội tốt nhất để gặt hái thành công.
Vì sao chúng ta thường mất tự tin vào bản thân?
Bởi vì chúng ta nhìn thấy bản thân có khuyết điểm, có sai sót, có lỗi lầm. Nhưng đến thứ giá trị như vàng còn không nguyên chất thì đương nhiên con người cũng không thể hoàn hảo. Chẳng có ai sinh ra đã biết hết mọi thứ nhưng mọi thứ có thể được tích lũy dần dần khi chúng ta được sinh ra.
Khi có tri thức, niềm tin và sự hiểu biết, bạn sẽ thấy bản thân không hề kém cỏi. Chuyện người khác có thể làm, chúng ta có thể làm được, chuyện người khác làm giỏi, chúng ta thậm chí còn có thể giỏi hơn.
Lý tưởng chính là “ngọn đèn” soi rọi con đường thành công
Tất cả những người tài giỏi và thành công ngoài kia, họ đều có lý tưởng. Đây chính là "ngọn đèn" để soi rọi con đường phát triển của họ. Bởi vì nếu không có lý tưởng, không có mục tiêu, một người cũng chẳng biết cố gắng để làm gì, cuộc sống trôi qua vô vị, mãi mãi dậm chân tại chỗ.
Nhưng lý tưởng thì đầy đặn, hiện thực lại gầy guộc. Để đạt được lý tưởng một cách trọn vẹn, chúng ta phải không ngừng vượt qua từng mục tiêu nhỏ, từng lý tưởng nhỏ trên đường đi. Như vậy, đến một ngày nào đó, bạn sẽ tiến gần hơn tới lý tưởng của mình và đạt được từng mục tiêu mà mình đặt ra.
Người ưu tú nhất chính là bản thân: Càng biết nhiều mới càng hay là biết ít
Là một trong những người sáng lập trường phái triết học phương Tây, sở dĩ những lời nói và tư tưởng của ông được lưu truyền tới ngày nay là bởi tư tưởng đó vẫn có ý nghĩa giáo dục trong thời hiện đại.
"Bạn càng biết nhiều mới càng hay là biết ít", một trong những tư tưởng sâu sắc của Socrates. Bởi vì nếu đã từng thực sự học tập, tìm tòi, nghiên cứu thì bạn sẽ nhận ra một chân lý, đó là biển học không có giới hạn, sự học không có điểm tận cùng. Trong lịch sử phát triển của loài người, con người từ khi đứng thẳng, bước đi cho đến thời đại Internet công nghệ cao, quá trình học tập, nghiên cứu hàng triệu năm vừa gian nan vừa kéo dài đằng đẵng.
Vào thời kỳ đầu cổ đại, loài người vừa mới thoát khỏi cuộc sống trong hang động đã có thể nghĩ ra ý tưởng bện cỏ thành dây, giúp việc tính toán và ghi nhớ các con số, đây thực sự là một sự tiến bộ vượt bậc của tri thức nhân loại.
Sau khi bện dây để đếm, con người đã trải qua hàng vạn năm để học hỏi, nghiền ngẫm và tạo ra chiếc máy tính quay tay đầu tiên. Đến thế kỷ 20, chiếc máy tính điện động sử dụng điện thay cho tay quay xuất hiện, tiếp đó là sự xuất hiện của máy tính điện tử và nhân loại chính thức bước vào thời đại thông tin.
Có thể thấy, tất cả kiến thức đều từ không đến có, từ suy đoán ban đầu đến tinh thông sâu rộng. Bởi vậy, một triết gia Trung Quốc khác là Trang Tử cũng có nói: "Cuộc đời hữu hạn nhưng kiến thức vô hạn".
Người thành công luôn biết dựa thế
Cuộc đời con người có thăng có trầm, một người có thể từng kiêu hãnh đứng trên vạn người nhưng cũng có lúc quẩn quanh khi sa sút. Nhưng một người có thể biết dựa thế, ở trong vực thẳm cuộc đời mà sử dụng trí tuệ của người khác để thoát khỏi vũng bùn mới là người thông minh. Chính vậy, Socrates mới khẳng định: "Người tài giỏi thực sự có thể dựa vào trí tuệ của người khác để giúp bản thân không bị che mắt".
Câu nói này của Socrates có hai tầng nghĩa. Một là, một người khôn ngoan sẽ không giậm chân tại chỗ mà biết học hỏi từ trí tuệ của người khác để khiến bản thân tiến bộ. Hai là, chúng ta phải nhận thức được bản thân thiếu hiểu biết, khi thừa nhận điều này bạn mới nhận thức được thiếu sót để hoàn thiện và phát triển chính mình.
Quốc gia có thế lực của quốc gia, gia đình có thế lực của gia đình, người dẫn dắt doanh nghiệp phải biết mượn thế của người khác để đạt được thành công trong sự nghiệp của bản thân và cả tổ chức.
“Người ưu tú nhất chính là bản thân" như tấm bản đồ chỉ đường cho người đọc
Trong thế giới hiện đại, chúng ta thường xuyên bị cuốn vào dòng chảy của cuộc sống với những tiêu chuẩn và kỳ vọng từ xã hội, gia đình, bạn bè và công việc. Tuy nhiên, cuốn sách của triết gia cổ đại Socrates lại như tấm bản đồ chỉ đường cho người đọc tự khám phá và phát triển bản thân. Với Triết lý "Biết chính mình" được thể hiện trong cuốn sách, Socrates để mỗi người tự trả lời những câu hỏi quan trọng như: "Tôi là ai? Tôi muốn trở thành người như thế nào? Tôi có thể làm gì để sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn?"
Tầm quan trọng của đạo đức cá nhân và việc tự học, tự phát triển
Một trong những điểm nổi bật của cuốn sách là sự nhấn mạnh vào đạo đức cá nhân. Vị triết gia Hy Lạp tin rằng mỗi người phải sống theo những nguyên tắc đạo đức nhất định, không phải vì sợ hãi hay áp lực từ xã hội, mà vì đó là cách duy nhất để đạt được hạnh phúc đích thực. Một yếu tố quan trọng khác mà cuốn sách mang lại là khái niệm về việc tự học và tự phát triển. Socrates không tin vào việc tiếp thu tri thức một cách thụ động mà nhấn mạnh vào sự tham gia chủ động trong việc tìm kiếm sự thật. Theo ông, học tập không phải là việc tiếp nhận những sự thật có sẵn mà là việc tự mình tìm kiếm câu trả lời, thử thách những niềm tin và quan điểm cũ.
Vì thế, trong cuốn sách Người ưu tú nhất chính là bản thân, Socrates khuyến khích người đọc không ngừng học hỏi và phát triển qua suốt cuộc đời, không chỉ trong lĩnh vực nghề nghiệp mà còn trong các mối quan hệ xã hội, trong cách sống và trong cách đối xử với chính bản thân. Bởi vì, sự tự nhận thức, đạo đức và khát vọng học hỏi không ngừng là những yếu tố quyết định để mỗi người trở thành phiên bản ưu tú nhất của chính mình.
Thông tin về tác giả Socrates
Triết học Trung Quốc có Khổng Tử, triết học phương Tây có Socrates. Ông cùng với Plato và Aristotle được coi là "Ba nhà hiền triết của Hy Lạp cổ đại", là những người đi đầu trong việc sáng lập ra triết học phương Tây.
Nhận xét đánh giá