-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tâm Lý Học Xã Hội Trong Cuộc Sống Hiện Đại ( Bìa Cứng) - Sách Tái bản
Tác giả: Knud S.Larsen - Lê Văn Hảo
Nhà xuất bản: ĐHQG HÀ NỘI
Kích thước: 16x24 cm
Số trang:794
Loại bìa: Bìa cứng
Như một ngành khoa học tương đối hiện đại, tâm lý học xã hội đã đóng góp những tri thức sâu sắc về tác động lâu dài của ảnh hưởng xã hội, các mối quan hệ và quá trình tư duy đối với hành vi. Một đóng góp quan trọng của chuyên ngành khoa học tương đối non trẻ này là sự hiểu biết về bối cảnh tình huống hay hoàn cảnh của hành vi. Ví dụ, hành vi của chúng ta được quyết định hoàn toàn hay chủ yếu bởi tình huống mà ta gặp phải hay là liệu suy nghĩ của chúng ta về tình huống đó mới là một yếu tố quan trọng trong các quyết định hành vi? Nói rộng hơn, tâm lý học xã hội nghiên cứu tác động của các mối quan hệ: cách một người nghĩ về người khác, ảnh hưởng tới người khác và chịu ảnh hưởng của người khác. Trong những thập kỷ qua, các nhà tâm lý học xã hội đã đánh giá tình hình khách quan (ví dụ như trạng thái chiến tranh) và so sánh điều đó với diễn dịch của cá nhân về tình huống (những người cứng rắn ứng phó tốt hơn với sang chấn do chiến tranh) để cố gắng hiểu xem cái nào – cá nhân hay hoàn cảnh – có ảnh hưởng lớn hơn.
"Ảnh hưởng xã hội" - như một yếu tố quyết định chủ yếu hành vi - thường tập trung vào các vấn đề như áp lực phải tuân thủ, yếu tố nào thuyết phục người khác chấp nhận ảnh hưởng, tác động của văn hóa và ứng xử của cá nhân trong nhóm. Các yếu tố quan trọng trong "tư duy xã hội" bao gồm thái độ và niềm tin của chúng ta và mối quan hệ của chúng với hành vi. Tư duy xã hội cũng được xác định bởi các quá trình nhận thức của cá nhân, bởi cách chúng ta nhận thức về bản thân mình (quan niệm về cái tôi hay bản ngã) và cách chúng ta nhìn nhận về người khác. "Quan hệ xã hội" là yếu tố quyết định, đã được nghiên cứu ở cả hành vi tích cực và tiêu cực (gây tổn thương). Tâm lý học xã hội hiện đại đã tập trung nhiều năng lượng vào việc cố gắng hiểu rõ hành vi giúp đỡ và lòng vị tha. Mặt khác, lịch sử có rất nhiều ví dụ về những mối quan hệ xã hội tiêu cực mà ta có thể thấy trong các định kiến, phân biệt đối xử và gây hấn. Một số nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội cũng tập trung những yếu tố gây ra sự hấp dẫn giữa các cá nhân, ví dụ như tầm quan trọng nổi bật của sự tương đồng về xuất thân hay nguồn gốc. Tâm lý học xã hội cung cấp cho ta những khái niệm quan trọng từ những nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác, cho phép con người đại định hữu ích hơn, vì nghiên cứu sẽ giúp ta hiểu biết về hành chính minh và của những người khác.
Tâm lý học xã hội đáp ứng một nhu cầu cơ bản của con người là hiểu và lý giải hành vi và do đó làm cho cuộc sống dễ dự đoán hơn. Tư duy xã hội - ở một mức độ rất lớn - quyết định mối quan hệ của chúng ta với những người khác và hành vi của chúng ta với nhóm tương đồng khác biệt. Điều quan trọng cần nhớ là con người không chỉ phản ứng với thực tế khách quan, mà còn kiến tạo nên thực tế đó, bởi họ chịu ảnh hưởng của các trực giác, thái độ và định khuôn.
Sách gồm 11 chương:
- Chương 1 đề cấp đến lĩnh vực lý thuyết và và phương pháp luận chuyên ngành Tâm lý học xã hội;
- Chương 2 bàn luận về các khía cạnh văn hóa và xã hội của bản ngã hay cái tôi
- Chương 3 bàn luận về sự hấp dẫn và các mối quan hệ: Từ gắn bó đầu đời đến tình yêu đôi lứa;
- Chương 4 bàn luận về Nhận thức xã hội: Chúng ta nghĩ về cuộc sống xã hội như thế nào;
- Chương 5 bàn về con người phát triển thái độ và mối quan hệ của thái độ với hành vi như thế nào?
- Chương 6 đề cập đến các vấn đề của nhóm, hành vi trong nhóm.
- Chương 7 nghiên cứu về quá trình ảnh hưởng xã hội: A dua, tuân thủ và phục tùng;
- Chương 8 tập trung vào vấn đề thuyết phục trong tương tác giữa con người với nhau;
- Chương 9 bàn luận về Hành vi thù địch giữa các nhóm thể hiện bằng định kiến, định khuôn và kỳ thị;
- Chương 10 bàn luận bàn luận về bản chất phổ biến của xâm kích hay gấy hấn:
- Chương 11 bàn luận về vị tha và hành vi ủng hộ xã hội.
Trích Lời giới thiệu
Nhận xét đánh giá